Phạm Sư Mạnh là ai? Nhà ngoại giao và nhà thơ xuất sắc

Nguyễn Minh Khánh
tháng 7 24, 2021
Last Updated

  Phạm Sư Mạnh nổi tiếng với những bài thơ khắc sâu tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc. Ngoài ra, ông còn là một nhà ngoại giao xuất sắc, vị quan lớn phục vụ 3 đời vua nhà Trần. Tiểu sử Phạm Sư Mạnh và những tác phẩm nổi tiếng sẽ được chúng tôi gửi đến bạn đọc dưới đây.

Bảng tóm tắt thông tin Phạm Sư Mạnh

Tên đầy đủ

Phạm Độ, tự Nghĩa Phu, tên hiệu Uý Trai.

Biệt danh

Hiệp Thạch.

Năm sinh

1300

Năm mất

1384

Nơi sinh

Làng Hiệp Thạch, phủ Kinh Môn (Ngày nay là phường Hiệp Sơn, xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương).

Nổi tiếng với

Học trò xuất sắc của Chu Văn An, đỗ tiến sĩ đời vua Trần Minh Tông. Ông được vua cử sang đi sứ nhà Nguyên để biện luận việc “đồng trụ”. Ngoài ra, Phạm Sư Mạnh còn là nhà thơ nổi tiếng, tác giả bài đề tháp Bảo Thiên ( An Nam tứ đại khí).

Gia đình

Cha mẹ

Đang cập nhật

Anh chị em

Đang cập nhật

Vợ/chồng

Đang cập nhật

Con cái

Đang cập nhật

Hồ sơ Media

Hồ sơ Wikipedia

https://vi.wikipedia.org/wiki/Phạm_Sư_Mạnh

Tiểu sử Phạm Sư Mạnh

Phạm Sư Mạnh có tên thật là Phạm Độ, quê làng Hiệp Thạch, phủ Kinh Môn. Ông nổi tiếng thông minh, hiếu học và là học trò xuất sắc của Chu Văn An. Năm 1323, ông đỗ Thái Học Sinh (tương đương tiến sĩ), làm quan dưới 3 triều đại gồm: Trần Minh Tông, Trần Huệ Tông, Trần Dụ Tông. Sinh thời, Phạm Sư Mạnh nổi tiếng với tài văn thơ xuất chúng. Ông đã đi khắp đất nước và để lại nhiều bài thơ hay.
Phạm Sư Mạnh
Hình minh họa Phạm Sư Mạnh

Bởi vì tên ông trùng tên với Trần Thủ Độ nên ông được vua ban tên cho là Sư Mạnh. Sau khi thi đỗ, Phạm Sư Mạnh được làm quan từ năm 1323. Vào tháng 8 năm 1345, sứ giả nhà Nguyên sang nước ta là Vương Sĩ Hành lại tiếp tục hỏi về cột đồng Mã Viện. Năm 43 TCN, Mã Viện chiến thắng Hai Bà Trưng và cho dựng cột đồng Mã Viện. Trên cột đồng có khắc 6 chữ “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (tạm dịch: Đồng trụ gãy, Giao Chỉ diệt vong). Các chế độ phong kiến Trung Quốc thường yêu cầu nước ta biện luận về cột đồng. Sau đó, Phạm Sư Mạnh được cử đi sứ để giải thích về việc này. Trước khi đi sứ, đồng môn Lê Quát đã tặng ông một bài thơ nhằm cổ vũ tinh thần.
Khi đi sứ, nhà Nguyên đã thử tài ông bằng cách hỏi nghĩa các sách Mạnh Tử, Phạm Sư Mạnh đã xuất sắc viết trọn vẹn 7 thiên sách Mạnh Tử. Từ đó, nhà Nguyên đã thôi không thử tài ông nữa. 
Sau khi đi sứ, ông đã hoàn thành xuất sắc vai trò ngoại giao. Từ đó, nhà Nguyên không còn hỏi thêm về cột đồng Mã Viện nữa. Tuy nhiên, sử sách lại không có ghi chép về nội dung biện luận của ông về cột đồng Mã Viện.
Đến năm 1346, ông được thăng chức chưởng bạ thư kiêm khu mật tham chính. Vào năm 1958, Phạm Sư Mạnh được đề cử giữ chức vụ Nhập nội hành khiển tri khu mật viện sự. Sau đó một năm, ông giữ chức vụ Hành khiển tả ty lang trung. Vào năm 1962, ông đảm nhiệm chức vụ Tri khu mật viện sự. Cuối cùng, ông được thăng chức nhập nội nạp ngôn. Đến năm 1368, Phạm Sư Mạnh theo lệnh vua được cử đi chỉnh quân năm lộ ở vùng biên giới. Năm 1972, ông đã sáng tác “Sùng Hưng tự Vân Lỗi sơn Đại Bi nham ký” tại chùa Sùng Nghiêm, núi Vân Lỗi.
Ông và Lê Quát từng dâng sớ để thực hiện sửa đổi một số điều lệ cũ nát của chế độ nhà Trần nhưng không được vua nghe theo. Sau đó, Phạm Sư Mạnh về quê ở ẩn và mất năm 1384.

Câu chuyện Phạm Sư Mạnh thăm thầy Chu Văn An

Câu chuyện này được ghi chép lại trong sách “Những người thầy trong sử Việt”. Khi Phạm Sư Mạnh đã làm quan đến chức Nhập nội Hành khiển, ông về thăm thầy Chu Văn An.
Trên đường đi đến nhà thầy, ông gặp phải một phiên chợ quê đang mua bán tấp nập. Quân lính theo hầu vì muốn dọn đường cho kiệu quan nên đã vung roi, hét loa khiến dân chúng sợ hãi.
Thầy Chu Văn An nghe tin, thẳng thắn trách ông gây ra náo động, rồi tức giận đi vào nhà. Phạm Sư Mạnh quỳ gối bên cạnh giường, mãi đến khi thầy Chu tha lỗi mới dám về.
Từ đó về sau, Phạm Sư Mạnh mỗi lần đến thăm Chu Văn An đều xuống kiệu, đi bộ đến nhà thầy để giữ trọn lễ tiết.
>> Xem thêm tiểu sử Chu Văn An, thầy giáo được mệnh danh “người thầy của muôn đời”.

Những tác phẩm nổi tiếng

Phạm Sư Mạnh là tác giả của tập thơ Hiệp Thạch (viết bằng chữ Hán) đã thất truyền. Hiện nay, chúng ta đã tìm được 1 bài văn bia và 42 bài thơ. Những bài thơ của Phạm Sư Mạnh được tìm thấy trong các tác phẩm thơ văn Lý Trần (bộ 3 tập), Việt âm thi tập, Trích Diễm thi tập, Tinh tuyển chư gia luật thi, Toàn Việt thi tập.
Vào ngày 5 tháng 9 năm 1368, trong lúc Phạm Sư Mạnh đi duyệt quân, ông đã để lại 1 bài thơ không đề. Bài thơ thể hiện những chiến công của nước Việt trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Những người thợ thủ công đã khắc bài thơ này trên núi đá dựa theo nét chữ của ông.
Những tác phẩm của ông được gồm có 3 thể loại chính như sau:
  • Các bài thơ thể hiện các hoạt động chính trị đặc sắc gồm: Hành quân, Án Thao Giang lộ, Lạng Sơn đạo trung, Hộ giá Thiên Trường thư sự,...
  • Các bài thơ ghi lại vẻ đẹp của danh lam, thắng cảnh: Đề Cam Lộ tự, Tam Thanh động, Đăng Dục Thúy sơn đề,...
  • Những tác phẩm thể hiện tinh thần chống giặc ngoại xâm như: Chi Lăng động, Hành dịch đăng gia sơn,...
Ngoài ra, Phạm Sư Mạnh còn để lại các bài thơ đề trên tháp Bảo Thiên (Hà Nội), chùa Thiên Tượng (Hà Tĩnh), chùa Sùng Nghiêm (Thanh Hóa). Các tác phẩm của ông được danh sĩ Phan Huy Chú, Lê Quý Đôn đánh giá cao.

42 bài thơ nổi tiếng của Phạm Sư Mạnh

Phạm Sư Mạnh là tác giả bài đề trên tháp Bảo Thiên, Hà Nội. Tháp Bảo Thiên là một trong An Nam tứ đại khí (4 báu vật của nước An Nam).
Nội dung bài đề này như sau:
Trấn áp đông tây củng đế kỳ
Khuy nhiên nhất tháp độc nguy nguy
Sơn hà bất động kình thiên bút
Kim cổ nam ma lập địa chùy
Phong bãi chung linh thời ứng đáp
Tinh di đăng chúc dạ quang huy
Ngã lai dục tủy đề thi bút
Quản lãnh xuân giang tác nghiễn trì
Bản dịch đề tháp Bảo Thiên:
Trấn áp đông tây giữ đế kỳ
Một mình cao ngất tháp uy nghi
Chống trời cột trụ non sông vững
Sừng sững ngàn năm một đỉnh chùy
Chuông khánh gió đưa vang đối đáp
Đèn sao đêm đến rực quang huy
Đến đây những muốn lưu danh tính
Mài mực sông xuân viết ngẫu thi.

42 bài thơ do Phạm Sư Mạnh sáng tác bao gồm:
  • Án Thao Giang lộ
  • Chi Lăng động
  • Chu trung tức sự
  • Du Phật Tích sơn ngẫu đề
  • Đăng Dục Thuý sơn lưu đề
  • Đăng Hoàng Lâu tẩu bút thị Bắc sứ thị giảng Dư Gia Tân
  • Đăng Thiên Kỳ sơn lưu đề kỳ
  • Đề Bảo Thiên tháp
  • Đề Cam Lộ tự
  • Đề Đông Triều Hoa Nham
  • Đề Gia Cát thạch
  • Đề Hiệp Sơn Bão Phúc nham
  • Đông Sơn tự hồ thượng lâu
  • Hành dịch đăng gia sơn
  • Hành quân
  • Hoạ Đại Minh sứ Dư Quý kỳ 1
  • Hoạ Đại Minh sứ Dư Quý kỳ 2
  • Hoạ Đại Minh sứ Dư Quý kỳ 3
  • Hoạ Đại Minh sứ Dư Quý kỳ 4
  • Hoạ Đại Minh sứ đề Nhị Hà dịch kỳ 1
  • Hoạ Đại Minh sứ đề Nhị Hà dịch kỳ 2
  • Hoạ Đại Minh sứ đề Nhị Hà dịch kỳ 3
  • Hỗ giá Thiên Trường thư sự kỳ 1
  • Hỗ giá Thiên Trường thư sự kỳ 2
  • Lạng Sơn đạo trung
  • Ô Giang Hạng Vũ miếu
  • Quá an phủ Nguyễn Sĩ Cố phần
  • Quá Hoàng Long động
  • Quá Tiêu Tương
  • Quan bắc
  • Quang Lang đạo trung
  • Sơn hành kỳ 1
  • Sơn hành kỳ 2
  • Sùng Nghiêm sự Vân Lỗi sơn Đại Bi tự
  • Tái hoạ Đại Minh quốc sứ Dư Quý kỳ 1
  • Tái hoạ Đại Minh quốc sứ Dư Quý kỳ 2
  • Tam Thanh động
  • Thượng Ngao
  • Tiễn Vũ Văn Đồng nhất dụ Chiêm Thành quốc
  • Tống Đại Minh quốc sứ Dư Quý
  • Tuần thị Chân Đăng châu
  • Xuân nhật ứng chế

Tưởng nhớ công lao

  • Ngày nay, tên của ông được thành phố Đà Nẵng dùng để đặt cho con đường dài 250m, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Đây là con đường nhựa khang trang giao với đường Hà Tôn Quyền và Tôn Thất Thuyết. 
  • Thành phố Hà Nội cũng có một khu phố mang tên Phạm Sư Mạnh. Đường Phạm Sư Mạnh thuộc thành phố Hà Nội thuộc quận Hoàn Kiếm, giao với đường Phan Chu Trinh và Nguyễn Khắc Cần.
  • Ngoài ra, tên Phạm Sư Mạnh còn được đặt tên cho một con đường thuộc phường Tấn Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
>> Bạn có biết Lê Quát là đồng môn và bạn thân của Phạm Sư Mạnh. Xem thêm Lê Quát.
Phạm Sư Mạnh đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng với tinh thần tự hào dân tộc mãnh liệt. Tiểu sử của ông đã mang lại cho chúng ta những bài học quý giá về tinh thần cống hiến cho quốc gia, lòng yêu nước. Hy vọng Holaai.org đã cung cấp cho các bạn đầy đủ những thông tin cần thiết và hẹn gặp lại trong những nội dung tiếp theo.


TrendingTrang chủ