Phan Bá Vành là ai? Cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành đã diễn ra như thế nào? Tại sao cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành lại thất bại? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây.
Bảng tóm tắt thông tin Phan Bá Vành
Tiểu sử
Chân dung Phan Bá Vành trong một bộ phim hoạt hình lịch sử |
Với khẩu hiệu “lấy của người giàu chia cho dân nghèo”, Phan Bá Vành đã giành được sự ủng hộ to lớn từ nhân dân. Nhân dân nhiều nơi đã lưu truyền câu ca dao cho thấy tình cảm của họ đối với nghĩa quân như sau:
Trên trời có ông sao Tua.Ở dưới hạ giới có vua Ba Vành.
Phan Bá Vành có sức khỏe phi thường, tài ném lao thiện nghệ lại rất giỏi thu phục lòng dân, tướng sĩ. Ông đã chiêu mộ thành công nhiều tướng tài nhà Tây Sơn, danh sĩ thời Hậu Lê như Chiêu Liễn, Nguyễn Hạnh,...
Quân triều đình nhiều lần thua to, Thống chế Trương Phúc Đặng bị cách chức rồi tự sát. Tuy nhiên, Phan Bá Vành đã không thể lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đi đến thắng lợi cuối cùng.
Vào năm 1827, quân đội triều đình nhà Nguyễn tập trung lực lượng đàn áp cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân mất dần các vùng đã chiếm đóng và phải lui quân về cố thủ căn cứ Trà Lũ. Quân triều đình đã bao vây và tiến công căn cứ Trà Lũ. Nghĩa quân thua trận, Phan Bá Vành bị bắt sống và tự sát.
Một số nhà sử học đã cho rằng quyết định lui về cố thủ căn cứ Trà Lũ là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành.
Gia đình và tuổi thơ
Phan Bá Vành sinh năm 1790, trong một gia đình nghèo ở làng Minh Giám, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Gia đình của ông vừa đông con vừa phải chịu cảnh mồ côi cha từ nhỏ. Vì vậy, ông phải làm thuê và cày mướn cho địa chủ để mưu sinh. Tóm lại, Phan Bá Vành xuất thân từ tầng lớp nông dân nghèo, không có địa vị trong xã hội.
Tuy nhiên, ông lại có được sức khỏe rất tốt, giỏi võ nghệ và tài ném lao chuẩn xác từ khoảng cách 100 bộ. Ngoài ra, Phan Bá Vành nổi tiếng nghĩa hiệp, thường giúp đỡ người dân trong vùng.
Phan Bá Vành có tên tục là Ba Vành vì ông là người con thứ ba trong gia đình. Dòng họ Phan Bá Vành có ông tổ họ xa là Ngô Kinh và Ngô Từ. Trong đó, Ngô Từ là khai quốc công thần dưới triều vua Lê Thái Tổ. Tuy nhiên, dòng họ của Phan Bá Vành đã sa sút, phải đổi sang họ Phan.
Cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành
Nguyên nhân
- Triều đình nhà Nguyễn áp dụng chính sách tô thuế, lao dịch nặng nề, dùng của cải xây dựng cung điện, thành quách, không chăm lo đê điều. Vì vậy, mùa màng thất bát khiến nông dân đói khổ.
- Bọn địa chủ, hào lý trắng trợn cướp đoạt ruộng đất của dân, quan lại tham nhũng.
- Thiên tai, dịch bệnh xảy ra khiến dân chúng vô cùng khổ sở.
- Năm 1821, nạn đói xảy ra ở tỉnh Thái Bình, Phan Bá Vành đã tự xưng làm vua, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa.
Tương quan lực lượng
- Nguyễn Hạnh giữ chức hữu tướng quân. Ông từng là tướng lĩnh dưới triều Tây Sơn. Khi nhà Nguyễn cầm quyền, Nguyễn Hạnh bị truy nã, phải trốn sang Trung Quốc. Dưới thời Minh Mạng, tướng Nguyễn Hạnh về nước cùng Ba Vành khởi nghĩa.
- Vũ Đức Cát từng giữ chức vụ thủ ngự Ba - Lạt nhưng đã bị triều đình cách chức.
- Chiêu Liễn được giữ chức vụ quân sư của cuộc khởi nghĩa. Chiêu Liễn là sĩ phu, con của Bạch Thắng Hầu dưới triều Lê.
- Ba Hùm thủ lĩnh người Mường mang theo 3000 quân và thiện xạ gia nhập nghĩa quân.
- Hai Đáng được tin tưởng giao chức vụ Trưởng tả quân, chỉ huy căn cứ Đường Nhất. Vợ Hai Đáng là Vũ Thị Hinh cũng tham gia khởi nghĩa cùng với chồng.
- Phan Khánh từng giữ chức đội trưởng quân doanh dưới triều vua Gia Long. Sau này, ông gia nhập nghĩa quân và được giao chỉ huy đồn Trà Đông.
- Ba Hầm là con của Tiên chỉ Nguyễn Huy Đồng. Bởi vì cha của ông bị triều đình bắt giam nên quyết định theo nghĩa quân khởi nghĩa.
- Ngoài ra, hàng vạn nông dân cùng với đông đảo tầng lớp danh sĩ đã gia nhập lực lượng nghĩa quân.
- Thống chế Trương Phúc Đặng.
- Tham hiệp Thanh Hóa Nguyễn Công Trứ.
- Phò mã trấn thủ Sơn Nam Lê Mậu Cúc.
- Tiền phong đô thống chế Trương Văn Minh.
- Quản cơ Vũ Văn Bảo.
- Quản cơ Trương Văn Tín.
- Phó tướng Ngô Văn Vĩnh thống lĩnh 2 vệ quân Kinh thành Huế, vệ quân Thần Sách ở Nghệ An.
- Quân đội triều đình ở Bắc Thành (ngày nay là Hà Nội), Thanh Hóa, Nghệ An, 18 chiến thuyền, 200 thuyền, 4 thớt voi và một bộ phận vệ quân kinh thành Huế.
Diễn biến
Những trận đánh đầu tiên
Vào năm 1821, Phan Bá Vành kêu gọi nông dân nghèo khổ vùng Sơn Nam Hạ (nay thuộc Nam Định, Thái Bình) khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn. Ban đầu, 5000 người đã gia nhập nghĩa quân, căn cứ đặt tại thôn Phú Nhai, làng Trà Lũ.
Sau đó, quân nổi dậy ở các tỉnh lân cận như thủ lĩnh Ba Hùm đã kéo đến gia nhập nghĩa quân. Giai đoạn 1824 đến 1825, nạn đói diễn ra khiến nạn dân gia nhập đội quân Phan Bá Vành ngày càng đông. Lúc này, quân của Phan Bá Vành đã lên đến hàng vạn người.
Hoạt động của nghĩa quân lan rộng khắp các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên. Nhiều thủ lĩnh nổi tiếng như Hai Đáng, Vũ Đức Cát, Nguyễn Hạnh,... đã gia nhập khiến lực lượng nghĩa quân ngày càng lớn mạnh.
Đến tháng 2 năm 1826, Phan Bá Vành chỉ huy nghĩa quân kéo đến tiến đánh đồn Trà Lý và đồn Lân Hải và giành được thắng lợi. Thủ ngự sứ Đặng Đình Liễu và Nguyễn Trung Diễn đều bị nghĩa quân giết chết.
Thừa thắng, nghĩa quân tiếp tục tiến đánh các vùng lân cận Chân Ninh, Kiến Xương,...Quan trấn thủ Sơn Nam là Lê Mậu Cúc mang quân đến tiêu diệt nghĩa quân.
Quân sư Vũ Đức Cát bày mưu đặt phục binh. Ở Cồn Tiên, quân đội triều đình và nghĩa quân giao chiến ác liệt. Cuối cùng, Lê Mậu Cúc và quản cơ Nguyễn Văn Đĩnh đều tử trận, quân triều đình đại bại phải bỏ lại thuyền bè.
Những trận chiến ác liệt
Vua Minh Mạng hay tin rất tức giận. Vua đã lệnh cho thống chế Trương Phúc Đặng mang quân đánh dẹp. Tại Giao Thủy, Vũ Đức Cát đi vận động nhân dân khởi nghĩa gặp phải phục binh của Trương Phúc Đặng và tử trận.
Trước thế tiến công mãnh liệt của quân đội triều đình, nghĩa quân phải tạm lui binh về vùng Quảng Yên. Lúc này, nghĩa quân vẫn tiếp tục hoạt động mạnh ở Vũ Tiên, Chân Định.
Quản cơ Nguyễn Văn Lân, phó vệ úy Nguyễn Văn Truyền, quan phủ Trần Văn Thạc mang binh đến trấn áp. Trận chiến diễn ra ác liệt ở Phúc Ốc (Vũ Tiên), quân triều đình lại bại trận. Nguyễn Văn Truyền và Trần Văn Thạc tử trận, Nguyễn Văn Lân bị thương bỏ chạy.
Sau đó, nghĩa quân Phan Bá Vành mang quân định tiến đánh thành Kiến Xương nhưng bị quân triều đình đánh chặn. Vì thế, nghĩa quân phải tạm thời rút lui, từ bỏ kế hoạch đánh chiếm Kiến Xương.
Tháng 12 năm 1826, Phan Bá Vành và hữu tướng quân Nguyễn Hạnh mang 5000 quân tiến đánh xã Tiên Minh và huyện Nghi Dương. Sau đó, nghĩa quân mở rộng hoạt động ra các vùng ven biển Vịnh Bắc Bộ.
Quan trấn thủ trấn Hải Dương báo tin xin triều đình chi viện. Vua Minh Mạng cử Trương Văn Minh giữ chức Tiền phong đô thống chế và tham hiệp Nghệ An Nguyễn Hữu Thận đem quân trấn giữ Bắc thành.
Ngoài ra, vua còn lệnh cho tham hiệp Thanh Hóa Nguyễn Công Trứ, quản cơ Vũ Văn Bảo, quản cơ Trương Văn Tín, tham biện Nghệ An Nguyễn Đức Nhuận mang 14 chiến thuyền, 200 thuyền, 300 tay súng tay cò chi viện cho Hải Dương.
“Ai bắt được Phan Bá Vành hay Nguyễn Hạnh đều được thưởng 300 lạng bạc”.
Bao vây căn cứ Trà Lũ
Đầu năm 1827, nghĩa quân Phan Bá Vành vẫn tiếp tục hoạt động mạnh ở phủ thành Kiến Xương và phủ Thiên Trường. Phó tướng Ngô Văn Vĩnh được lệnh mang 2 vệ Quân kinh thành Huế, vệ quân Thần Sách ở Nghệ An gấp rút chi viện cho chiến trường miền Bắc. Tháng 3 năm 1827, Thân Văn Duy được vua thăng chức quản lý quân vụ Bắc thành kiêm tham tán.
Quân khởi nghĩa bị quân triều đình đánh lui ở sông Bổng Điền. Nghĩa quân chuyển hướng tấn công sang cánh quân của Phạm Đình Bảo chỉ huy. Các cánh quân của triều đình như Nguyễn Công Trứ, Phạm Văn Lý, Nguyễn Văn Phong buộc phải cứu viện.
Nghĩa quân Phan Bá Vành quay trở lại căn cứ Trà Lũ và xây dựng hào lũy tính kế đánh lâu dài. Các tướng chỉ huy của nghĩa quân hết lời khuyên anh Phan Bá Vành không nên quay trở lại căn cứ. Họ cho rằng nghĩa quân nên thừa dịp quân triều đình còn mệt mỏi do hành quân xa xôi mà tấn công.
Tương truyền, Phan Bá Vành đã nghe theo lời của người vợ lẽ Trần Thị Tú, cố thủ căn cứ Trà Lũ. Sau đó, các cánh quân của triều đình kéo đến vây chặt căn cứ của nghĩa quân. Binh sĩ triều đình bắt đầu dùng pháo oanh tạc căn cứ, nghĩa quân chống cự không thành, chết nhiều vô số kể.
Phan Bá Vành biết vợ Trần Thị Tú đã bán đứng mình nên cho quân chém chết. Đêm đó, Phan Bá Vành cho quân đào ngòi thông ra sông Ngô Đồng. Đến sáng, quân khởi nghĩa mở đường phá vây theo đường thủy vừa mở. Tuy nhiên, Phan Bá Hùng chỉ huy chặn đánh nghĩa quân khiến việc phá vây hoàn toàn thất bại.
Kết quả và ý nghĩa
Cuộc khởi nghĩa nông dân do Phan Bá Vành kết thúc hoàn toàn thất bại. Phan Bá Vành bị bắt và tự sát trên đường áp giải về kinh. Tất cả các tướng lĩnh, quân sĩ đi theo ông đều bị xử tử. Làng Trà Lũ bị giải tán, nhà cửa, cây cối đều bị quân triều đình phá nát.
Mặc dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành đã thể hiện tinh thần đấu tranh của nông dân các tỉnh miền Bắc chống lại chế độ hà khắc của triều đình nhà Nguyễn.
Tưởng nhớ công lao
Đền thờ Phan Bá Vành mùa lễ hội |
- Đường Phan Bá Vành, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP.HCM.
- Đường Phan Bá Vành, phường Quang Trung, TP.Thái Bình.
- Đường Phan Bá Vành, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng.
>> Sau cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành, thủ lĩnh Nông Văn Vân đã nổi dậy chống lại triều đình nhà Nguyễn. Tìm hiểu thêm Nông Văn Vân.