Cao Bá Quát sở hữu tài năng văn thơ siêu quần, được người đời tôn sùng là “Thánh Quát”. Cuộc đời của ông gặp phải vô vàn khó khăn, nghèo khổ, con đường làm quan gập ghềnh. Tuy nhiên, khí phách và phẩm hạnh của Cao Bá Quát xưa nay khó ai sánh được.
Bảng tóm tắt thông tin Cao Bá Quát
Tên đầy đủ |
Cao Bá Quát (tên chữ Hán: 高伯适) |
Tên hiệu |
Mẫn Hiên, Cúc Đường |
Tên chữ |
Chu Thần |
Năm sinh và năm mất |
1809 - 1855 |
Quốc tịch |
Việt Nam, Đại Nam. |
Nơi sinh |
Làng Phú Thị, thuộc huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh ( ngày nay thuộc xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội |
Nổi tiếng với |
Tài văn chương siêu quần, quốc sư cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương. Văn chương Cao Bá Quát đã tạo nên dấu ấn sâu sắc trong lịch sử văn học nước nhà. Dưới triều Nguyễn, Cao Bá Quát từng giữ nhiều chức quan khác. |
Gia đình |
|
Cha mẹ |
.Cao Huy Tham (tên tự Bộ Hiên) |
Anh chị em |
Cao Bá Đạt |
Con cái |
Cao Bá Phùng, Cao Bá Thông |
Hồ sơ Media |
|
Hồ sơ Wikipedia |
Tiểu sử Cao Bá Quát
Hình minh họa Cao Bá Quát |
Văn như Siêu Quát vô tiền Hán.
Thi đáo Tùng Tuy Thất Thịnh Đường.
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm.Nhất sinh đê thủ bái mai hoa.
10 năm giao thiệp tìm gươm báu.Một đời chỉ bái mỗi hoa mai.
Vào năm 1841, Cao Bá Quát được giữ chức vụ Hành tẩu bộ Lễ. Trong thời gian này, ông được giao nhiệm vụ làm sơ khảo kỳ thi được tổ chức tại Huế. Ông và Nguyễn Văn Siêu đã tự ý chỉnh sửa lại một số bài văn hay nhưng phạm húy. Sự việc bại lộ, Cao Bá Quát bị cách chức và giam lại để chờ lệnh.
Sau đó, ông được nhà vua cử đi Giang Lưu Ba (Indonesia) lấy công chuộc tội. Khi về nước, ông nhiều lần trải qua sóng gió thăng trầm chốn quan trường. Ông đã từng giữ nhiều chức vụ như: sắp xếp văn thư tại Hàn Lâm Viện, giáo úy phủ Quốc Oai.
Đắc tội với quan lớn trong triều, Cao Bá Quát xin từ quan về quê dạy học. Năm 1954, nước ta xảy ra nạn châu chấu, dân chúng đói khổ. Cao Bá Quát tham gia cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương, được tôn làm quân sư, Lê Duy Cự làm minh chủ.
Thân thế và gia đình
Chân dung Cao Bá Hưng |
Một phong thư đọc dưới ánh đèn, muôn hàng lệ chảy,Đêm nay mảnh hồn tàn trở về quanh quẩn chốn buồng thuê.
Từ ngày anh ra đi,Đêm đêm giường quạnh hiu.Trăng khơi soi mộng lẻ,Gió bến lạnh hơi chiều.Áo rét em cất giữ,Gương nhỏ anh mang theo.Tạm để cùng yên ủi,Không nhạt tình thương yêu.
Sự nghiệp
Làm quan dưới triều Nguyễn
Cao Bá Quát luyện chữ |
Cứ tưởng chừng công danh với bậc tài hoa như ông là việc dễ dàng. Thế nhưng, cá tính vượt ra ngoài những khuôn khổ phong kiến đã khiến con đường công danh của Cao Bá Quát luôn long đong, lận đận.
Năm 1831, Cao Bá Quát thi đỗ Á Nguyên kỳ thi Hương tại Thăng Long trong danh sách 20 người thi đậu. Khi bộ Lễ tiến hành duyệt quyển, ông bị chèn ép phải xếp cuối bảng. Thời đó, người xếp cuối bảng phải bưng khay đựng lễ phục cho các tân khoa thi đỗ xếp hạng trên.
Đến năm 1932, ông đã tham gia kỳ thi Hội nhưng không đỗ. Cao Bá Quát còn nhiều lần dự thi nhưng đều trượt cả. Công không thành, danh không toại khiến Cao Bá Quát uất ức đã sáng tác bài thơ “ Sa hành đoản ca” nổi tiếng. Sau đó, ông chán nản không tiếp tục tham gia thi cử nữa.
Ông nhiều lần thi rớt không phải vì bất tài mà vì văn thơ của ông có nhiều chỗ vượt ngoài khuôn phép. Năm 1841, Cao Bá Quát được tiến cử vào kinh đô Huế đảm nhiệm chức vụ Hành tẩu ở bộ Lễ. Dưới thời vua Thiệu Trị, chức Hành tẩu bộ Lễ là một chức quan thấp nhất của bộ này. Dù vậy, ông không giữ được chức quan nhỏ này.
Vào tháng 8 năm 1941, ông được cử làm sơ khảo cuộc thi Hương tại trường thi Thừa Thiên Huế. Trong lúc chấm thi, Cao Bá Quát nhận thấy có một số bài văn hay nhưng lại phạm húy tên của một số người trong hoàng tộc nhà Nguyễn. Lúc này, triều đình hay bắt những lỗi vụn vặt. Vì vậy, ông cùng với Phan Thời Nhạ đã sửa lại 9 chữ trong một số quyển thi.
Sau đó, sự việc bị triều đình biết được và bắt giam ông tại ngục Trấn Phủ. Năm 1942, ông được chuyển đến ngục Thừa Thiên. Trong thời gian bị giam giữ, Cao Bá Quát phải chịu đựng cảnh nhục hình tra tấn. Ông bị kết án xử chém nhưng vua Thiệu Trị đã giảm tội cho ông xuống “giảo giam hậu” (tức bắt giam lại chờ ngày xét xử).
Vào cuối năm 1843, Cao Bá Quát bị áp giải đến Đà Nẵng chờ ngày đi “ dương trình hiệu lực” (phục dịch lấy công chuộc tội). Tháng 11 âm lịch năm 1843, Đào Phú Trí dẫn đầu đoàn sứ giả (trong đó có Cao Bá Quát) đến Giang Lưu Ba (Indonesia). Trong khoảng thời gian ở Giang Lưu Ba, ông cảm thấy khâm phục trước sự phát triển của đất nước này. Cao Bá Quát nhìn thấy cảnh người da đen kéo xe cho người da trắng. Ông càng trăn trở về tình hình nghèo khó và khả năng bị xâm lược từ các nước phương Tây.
Đến năm 1844, Cao Bá Quát trở về nước và được khôi phục chức vụ ở bộ Lễ. Ít lâu sau, ông bị triều đình sa thải phải trở về quê nhà Thăng Long.
Về quê, Cao Bá Quát mưu sinh bằng công việc dạy học, sống trong cảnh nghèo khó. Nhiều lần ông bệnh nặng, cả nhà không còn đủ tiền mua thức ăn. Dù vậy, Cao Bá Quát luôn giữ vững khí tiết, thường kết bạn với Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý, Đinh Nhật Thận,..
Sau 3 năm, Cao Bá Quát lại được triều đình Huế triệu vào kinh lo việc sưu tầm, sắp xếp văn thơ tại Hàn Lâm Viện. Tiếp nhận công việc được 1 tháng, Cao Bá Quát được lệnh công tác ở Đà Nẵng. Sau đó, ông tiếp tục quay lại công việc cũ.
Thời gian ở Huế, ông kết thân với Tùng Thiện Vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm, Nguyễn Phúc Miên Trinh và gia nhập Mạc Vân thi xã.
Ông nhiều lần vạch trần sự thối nát của triều đình và đắc tội nhiều quan lớn. Vì vậy, Cao Bá Quát bị điều đi làm giáo thụ phủ Quốc Oai. Ông chán nản với cảnh dạy học ở khu vực mà dân cư không thích việc học nên từ quan về quê. Đến giữa năm 1853, Cao Bá Quát lấy cớ nuôi mẹ già xin thôi chức quan dạy học.
Khởi nghĩa Cao Bá Quát chống nhà Nguyễn
Giữa thế kỷ 19, nền kinh tế Việt Nam trong cảnh khốn khó. Bọn địa chủ cướp đất của dân, tô thuế nặng nề, tham nhũng khắp nơi, nhiều người phải đi ăn xin. Năm 1954, vùng Sơn Tây gặp phải nạn châu chấu khiến mùa màng thất bát, đời sống người dân ngày càng cơ cực.
Cao Bá Quát vận động nông dân, sĩ phu yêu nước, thổ mục dân tộc vùng Tây Bắc như Đinh Công Mỹ, Vũ Kim Thanh, Bạch Công Trân,... chuẩn bị khởi nghĩa.
Cao Bá Quát tự phong làm quốc sư, tôn Lê Duy Cự làm minh chủ, ngọn cờ khởi nghĩa có thêu dòng chữ:
Bình Dương, Đồ Bản vô Nghiêu Thuấn.Mục Dã. Minh Điều hữu Vô Thang.
- Nếu ở Bình Dương, Đồ Bản không có những ông vua tốt như vua Nghiêu, vua Thuấn thì ở Mục Dã. Minh Điều sẽ có ông Vô và ông Thang nổi dậy.
Trong thời gian chuẩn bị, thông tin cuộc khởi nghĩa bị lộ. Vua Tự Đức sai quan tổng đốc Hà Ninh là Lâm Duy Hiệp, tổng đốc Sơn Hưng Tuyên là Nguyễn Bá Ngụy, tổng đốc Bắc Ninh Nguyễn Quốc Hoan, vệ úy hoàng thành Huế phái thêm một vệ doanh, 20 súng thần cơ, 15 võ sinh để trấn áp.
Trước tình hình đó, Cao Bá Quát buộc phải phất cờ khởi nghĩa dù chuẩn bị chưa đầy đủ. Lúc này, chỉ có quân nổi dậy ở Mỹ Lương do Cao Bá Quát và Đinh Công Mỹ kịp thời khởi nghĩa. Vì vậy, khởi nghĩa Cao Bá Quát còn có tên gọi khác là khởi nghĩa Mỹ Lương.
Ban đầu, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Ứng Hòa, rồi chiếm huyện Thanh Oai. Tuy nhiên, quân triều đình đã phản công. Nhiều cuộc giao tranh diễn ra tại Thạch Bích, Đồng Dương. Quân khởi nghĩa liên tiếp bại trận, nhiều tướng lĩnh bị bắt.
Trước sự phản công mạnh mẽ, Cao Bá Quát cho lui quân khỏi ứng Hòa, Thanh Oai tiến đánh Yên Sơn. Vì chuẩn bị chưa đầy đủ, chênh lệch về quân số, quân bị nên quân khởi nghĩa đã bại trận. Lúc này, quân triều đình liên tiếp truy đuổi, quân khởi nghĩa phải trốn chạy khắp nơi.
Sau đó, cánh quân của Cao Bá Quát hợp quân với Bạch Công Trân bổ sung thêm lực lượng người Thái và Mường. Vua Tự Đức điều thêm 500 quân, đô đốc Nguyễn Trọng Thao trực tiếp chỉ huy cuộc đàn áp. Đầu năm 1855, nghĩa quân Cao Bá Quát tấn công Yên Sơn lần thứ hai.
Khi cuộc chiến đang diễn ra ác liệt, Cao Bá Quát bị suất đội Đinh Thế Quang bắn chết. Các thủ lĩnh khác của cuộc khởi nghĩa như Nguyễn Kim Thanh, Nguyễn Văn Trực bị bắt và chém đầu.
Sử sách triều Nguyễn ghi lại “Nghe tin thắng trận, vua Tự Đức trọng thưởng và lệnh chém thủ cấp của nghịch Quát bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông”.
Sau trận đánh Yên Sơn, lực lượng nghĩa quân suy giảm hẳn. Đến tháng 2 (âm lịch) năm 1955, đầu mục Bạch Công Trân tự thú, học trò Cao Bá Quát là Vũ Văn Ức và Vũ Văn Đồng bị giết chết. Tháng 4 năm 1955, minh chủ Lê Duy Cự bị dụ bắt và xử chém. Đến đây, cuộc khởi nghĩa chính thức kết thúc.
Sự nghiệp văn thơ
- Cao Chu Thần thi tập.
- Mẫn Hiên thi tập.
- Cao Bá Quát thi tập.
- Cao Chu Thần di thảo.
- Nhiều tác phẩm văn thơ của Cao Bá Quát đã thể hiện sâu đậm tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Ông đã sáng tác rất nhiều bài thơ ca ngợi công lao của các vị anh hùng. Qua đó, Cao Bá Quát đã tìm thấy động lực cứu dân, giúp nước từ những tấm gương sáng của tiền nhân.
- Ngoài ra, văn thơ Cao Bá Quát còn phê phán hiện thực xã hội, cuộc sống khổ cực của dân chúng. Thơ văn của ông còn chứa đựng nhiều giá trị tiến bộ. Ông tiếp thu và có thái độ phù hợp trước sức mạnh của phương Tây. Ông đã lên án lối dạy học cũ kỹ, từ chương, xa rời thực tế của Nho giáo.
Những giai thoại nổi tiếng
Cao Bá Quát luyện chữ
Ngay từ nhỏ, Cao Bá Quát đã nổi tiếng với khả năng đối đáp sắc sảo, văn thơ xuất chúng. Thế nhưng, chữ viết ông lại rất xấu, không tương xứng với tài hoa.
Chuyện kể rằng ông từng viết thay bà cụ lá đơn gửi lên quan. Chữ ông quá xấu nên quan đã ra lệnh xua đuổi bà cụ. Vì việc này, Cao Bá Quát đã cảm thấy rất xấu hổ và quyết tâm luyện chữ.
Cao Bá Quát đã hăng say rèn luyện chữ viết. Ngoài ra, ông đã buộc tóc của mình lên trần nhà. Khi ông ngủ gật, tóc của ông sẽ bị giật đau và khiến ông tỉnh ngủ. Cao Bá Quát còn buộc chân của mình vào bàn học để không thể chạy đi chơi.
Nhờ vào quyết tâm và sự kiên trì, chữ viết của Cao Bá Quát ngày càng đẹp hơn. Từ đó, nét chữ đẹp của ông dần nổi tiếng khắp vùng. Nhiều người thường đến xin chữ, câu đối của ông về treo.
Sửa câu đối của vua
Tử năng thừa phụ nghiệp.Thần khả báo quân ân.
Các quan thấy vua sáng tác câu đối, bèn hết sức khen hay và xin vua chép lại để đem về thưởng lãm. Lúc này, Cao Bá Quát đang làm việc ở bộ Lễ, nhìn thấy treo câu đối này. Mặc dù ông biết đây là câu đối của vua nhưng ông vẫn lấy bút đề ở bên cạnh như sau:
“Thưa bệ hạ, thần đọc sách thánh hiền đều nói đạo vua tôi luôn xếp trên đạo cha con. Thần chưa từng nghe thấy đạo cha con lại được xếp trên đạo vua tôi. Khi thấy được câu đối như thế này, thần không thể ngăn được sự bất bình.”
Quân ân thần khả báo.
Phụ nghiệp tử năng thừa.
(Ý nghĩa: ơn vua, phận làm bề tôi phải trả
Sự nghiệp của cha, phận làm con phải kế thừa)
Cao Bá Quát đối đáp với vua
Chế nhạo thầy Lý
Khen ai rõ khéo đắp đôi voi.Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi.Chỉ có cái kia sao chẳng đắp.Hay là thầy Lý bớt đi rồị.
Cao Bá Quát kết bạn Nguyễn Văn Siêu
>> Bạn có muốn biết thêm về danh sĩ Nguyễn Văn Siêu đã xây dựng tháp Bút, đài Nghiên.
Những câu thơ hay của Cao Bá Quát
Một chiếc cùm lim chân có đế,Ba vòng dây xích bước còn vương.
Ba hồi trống giục mồ cha kiếp.Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời.
Ta ngã bế hộ điêu trùng, xỉ khẩu giảo văn tự.Hữu như xích hoạch lượng thiên địa.Tự tòng phiếm hải lịch Ba Sơn.Thuỷ giác lục hợp hà mang mang.Hướng tích văn chương đẳng nhi hí.Thế gian thuỳ thị chân nam tử.Uổng cá bình sinh độc thư sử.
Nhai văn nhả chữ buồn ta,Con giun còn biết đâu là cao sâu.Tân Gia từ vượt con tàu,Mới hay vũ trụ một bầu bao la.Giật mình khi ở xó nhà,Văn chương chữ nghĩa khéo là trò chơi.Không đi khắp bốn phương trời,Vùi đầu án sách uổng đời làm trai.
Tưởng nhớ công lao
Một số câu hỏi thường gặp FAQ
- Sách Đại Nam Liệt truyện.
- Sách Thơ - Văn Cao Bá Quát.
- Sách Đại Nam Thực Lục tập 23.