Tiểu sử Trác Mộc Hợp - Kẻ từng chiến thắng Khả Hãn mạnh nhất

Nguyễn Minh Khánh
tháng 12 22, 2021
Last Updated

Trác Mộc Hợp còn có tên gọi Trát Mộc Hợp là người dũng sĩ duy nhất đã từng chiến thắng Thiết Mộc Chân (Thành Cát Tư Hãn). Tuy nhiên, rất ít người biết về tiểu sử trắc trở và cái chết cao thượng của ông.

Xuất thân

Trác Mộc Hợp có nhiều tên gọi khác nhau như Tráp Mộc Hợp hay Trát Mộc Hợp.

Trác Mộc Hợp sinh ra trong bộ tộc Trát Đạt Lan, mồ côi cha mẹ. Tuy nhiên, anh được thừa kế danh hiệu thủ lĩnh bộ lạc từ cha mình.

Theo ghi chép trong sách " Mông Cổ bí sử", Trát Mộc Hợp và Thành Cát Tư Hãn có cùng tổ tiên.

Trác Mộc Hợp
Chân dung Trác Mộc Hợp trong phim đế quốc Mông Cổ


Khi còn nhỏ, Trác Mộc Hợp là người bạn tốt của Thiết Mộc Chân. Năm 1172, cả hai trở thành anh em kết nghĩa (An Đáp).

Tưởng chừng mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 người sẽ mãi được giữ vững. Tuy nhiên, mộng tưởng thống nhất bộ lạc Mông Cổ đã đưa 2 người anh em kết nghĩa trở thành kẻ thù.

Cuộc đời và sự nghiệp

Thiết Mộc Chân là con trai của người đứng đầu các bộ tộc Mông Cổ. Cha của Thiết Mộc Chân mất khi anh 8 tuổi nhưng anh cũng sớm trở thành người đứng đầu bộ tộc của mình. Khi còn trẻ, Trác Mộc Hợp đã hỗ trợ Thiết Mộc Chân khôi phục lại bộ tộc cũ của mình.

Điều đó không kéo dài lâu vì các bộ lạc lần lượt rời bỏ Thiết Mộc Chân và đi theo các thủ lĩnh khác trong đó có Trác Mộc Hợp. Điều này đã giúp Trác Mộc Hợp trở thành một trong những thủ lĩnh có thế lực.

Vào năm 1187, bộ tộc Khất Nhan của Thiết Mộc Chân (mà ông là thủ lĩnh) đã bị bộ tộc Merkit (Miệt Nhi Khất) tấn công và thua trận. Người vợ của Thiết Mộc Chân là Bột Nhi Thiếp (Börte) đã bị bộ tộc Merkit bắt đi.

Thiết Mộc Chân vội vàng chạy đến bộ tộc Trát Đạt Lan của Trác Mộc Hợp cầu cứu. Quân đội của Trác Mộc Hợp kết hợp với quân của Vương Hãn (anh em kết nghĩa với cha của Thiết Mộc Chân) đã tấn công bộ lạc Merkit, giải cứu thành công Bột Nhi Thiếp.

Sau đó, Thiết Mộc Chân và Trát Mộc Hợp một lần nữa thực hiện nghi thức kết bái huynh đệ. Trong khoảng thời gian này, Thiết Mộc Chân đã hỗ trợ Trát Mộc Hợp chinh phục một số bộ lạc.

Năm 1188, Thiết Mộc Chân đã xung đột với Trác Mộc Hợp do đấu tranh quyền lợi cho các tộc nhân. Sau đó, Thiết Mộc Chân lặng lẽ rời khỏi bộ lạc của Trác Mộc Hợp.

Vào năm 1189, Thiết Mộc Chân trở thành Khả Hãn. Kể từ đó, mối quan hệ giữa Thiết Mộc Chân và Trác Mộc Hợp không còn hòa thuận như trước.

Sau đó, em trai của Trác Mộc Hợp đã cướp ngựa của người trong bộ lạc Thiết Mộc Chân và bị giết chết. Trác Mộc Hợp đã rất tức giận và phát động "Chiến dịch mười ba cánh quân" tấn công Thiết Mộc Chân.

Trận chiến 13 cánh quân
Hình ảnh minh họa trận chiến 13 cánh quân


Trác Mộc Hợp đã tập hợp 3 vạn binh mã thuộc 13 bộ tộc, chia thành 13 chia thành 13 cánh quân tấn công quân đội Thiết Mộc Chân, Tuy nhiên, quân đội của Thiết Mộc Chân đã sớm phát hiện đội quân của Trác Mộc Hợp.

Thiết Mộc Chân đã ra lệnh chia 3 vạn quân của mình thành 13 cánh quân để tiếp chiến. Kết thúc trận chiến, quân đội của Trác Mộc Hợp giành được thắng lợi. Đây cũng là trận chiến hiếm hoi mà Thiết Mộc Chân (tức Thành Cát Tư Hãn) bại trận.

Tuy nhiên, Trác Mộc Hợp đã sử dụng một cái vạc để đun sôi các tù binh bắt được sau trận chiến. Các đồng minh, thuộc hạ của Trác Mộc Hợp đã rất bất mãn trước hành động này và quay sang ủng hộ Thiết Mộc Chân. Bởi vì sự việc này, uy tín Trác Mộc Hợp đã suy giảm rõ rệt.

Năm 1201, 13 bộ lạc đã hợp nhất dưới sự thống trị của Trác Mộc Hợp và bầu ông ta làm Gur Khan. Tuy nhiên, khi quân đội của ông tấn công bộ tộc của Thiết Mộc Chân, họ đã bị đánh bại bởi liên quân của Thiết Mộc Chân và Vương Hãn.

Quân đội của Thiết Mộc Chân bắt được ông nhưng không giết. Thiết Mộc Chân đã ra lệnh thả Trác Mộc Hợp chạy đến đầu quân cho Vương Hãn thuộc bộ tộc Khắc Liệt.

Vào mùa thu năm 1203, bộ tộc Khắc Liệt bị Thiết Mộc Chân tiêu diệt. Sau đó, Trác Mộc Hợp chạy trốn đến Thái Dương Hãn Sun Khan trong bộ tộc Nãi Man. Đến năm 1204, quân đội của Thiết Mộc Chân lại tiếp tục đánh bại bộ tộc Nãi Man.

Trác Mộc Hợp tiếp tục chạy trốn nhưng bị tùy tùng bắt và giao cho Thiết Mộc Chân. Lúc này, Thiết Mộc Chân vẫn giành tình cảm cho người bạn thơ ấu và khuyên ông đầu hàng. Tuy nhiên, Trác Mộc Hợp từ chối và chỉ chấp nhận cái chết.

>> Xem thêm bài viết về tiểu sử Thành Cát Tư Hãn.

Cái chết

Các pháp sư Mông Cổ thuyết phục Trác Mộc Hợp rằng cái chết đổ máu khi qua đời có thể khiến linh hồn đau đớn, chảy máu mãi mãi và khó có thể lên thiên đường.

Vì vậy, Trác Mộc Hợp đã hỏi Thiết Mộc Chân: 

“Vì tình bạn thời thơ ấu của hai chúng ta, tôi hy vọng có thể chết mà không đổ máu.” 

Sau đó, Thiết Mộc Chân đã đồng ý.

Tuy nhiên, có nhiều giả thuyết ​​khác nhau về phương pháp hành quyết Trác Mộc Hợp như sau:

  • Ông bị treo cổ đến chết bằng dây cung.
  • Ông bị gãy lưng mà chết bởi những cú đánh bằng gậy.
  • Ông được cho vào bao tải và chết vì ngạt thở.
  • Ông bị quấn trong chăn và bị các con ngựa giẫm chết. Đây là giả thuyết nổi tiếng nhất.

Điện ảnh và phim truyền hình

Đạo diễn phim nổi tiếng người Nga Sergei Bodrov chỉ đạo bộ phim "Người Mông Cổ " ( tên tiếng Anh Mongol: The Rise of Genghis Khan) với nhiều cảnh quay ở Trung Quốc, Mông Cổ, Kazakhstan và nhiều nơi khác. Bộ phim này được quay trong 4 năm với phong cách văn hóa Mông Cổ mạnh mẽ.

Trong bộ phim, cuộc đời Thiết Mộc Chân được khắc họa rõ nét từ lúc còn nhỏ đển khi trở thành vị Khả Hãn khiến mọi kẻ thù phải sợ hãi. Trong bộ phim này, Trác Mộc Hợp do diễn viên nổi tiếng Tôn Hồng Lôi thủ vai.

Bộ phim này đã được đề cử giải Oscar cho thể loại phim tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 2007.

Nhận xét

Trong cuốn sách "Mông Cổ bí sử", hình ảnh của trác Mộc Hợp đã bị bóp méo nghiêm trọng. Ông được mô tả gần như trở thành một nhân vật phản diện điển hình trong các tác phẩm văn học.

Ông được cho rằng có tính cách thiếu quyết đoán, yêu cái mới, không thích cái cũ, sống gian xảo và dối trá. Tuy nhiên, tính cách thật sự của Trác Mộc Hợp có lẽ sẽ rất khác. Nếu bạn không phân tích kỹ hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, chỉ sử dụng hình ảnh trong cuốn "Mông Cổ bí sử " để đánh giá về Trác Mộc Hợp thì bạn sẽ khó có thể đưa ra bất kỳ kết luận chính xác.

Holaai.org vừa gửi đến bạn xuất thân, cuộc đời và sự nghiệp của Trát Mộc Hợp. Bạn cảm thấy nhân vật lịch sử Trát Mộc Hợp như thế nào? Hãy để lại cảm nhận bình luận cho chúng tôi biết. Đừng quên Share bài viết này để những người bạn của bạn có thể cùng hiểu hơn về nhân vật này.

Nguồn tham khảo:

  • Sách “Mông Cổ bí sử”
  • https://baike.baidu.com/item/%E6%9C%AD%E6%9C%A8%E5%90%88/5711271
  • https://zh.wikipedia.org/wiki/%E6%9C%AD%E6%9C%A8%E5%90%88

TrendingTrang chủ