Trương Đăng Quế vị công thần có ảnh hưởng lớn dưới thời nhà Nguyễn. Vậy ông là ai? Ông đã có những công lao to lớn nào để được tin tưởng phục vụ 4 đời vua. Hãy cùng mình tìm hiểu ông qua bài viết sau đây nhé!
Trương Đăng Quế là ai?
Trương Đăng Quế (1793-1856), tự là Diên Phương, hiệu là Đoan Trai, biệt hiệu Quảng Khê. Ông được xem là một vị quan liêm chính của triều đình nhà Nguyễn và ông rất có công lớn trong việc xây dựng và phát triển triều đình.
Chân dung Trương Đăng Quế |
Ngoài ra, ông còn biết đến là người được có chức vụ lớn dưới 4 triều Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và cuối cùng là Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Cuộc đời của ông gắn liền với 43 năm làm quanvà 20 năm giữ vai trò, trọng trách lớn bên vua. Bên cạnh đó, ông còn là một nhà thơ, nhà sử học nổi, làm thầy học của hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Tông (vua Thiệu Trị ), Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương….
Gia đình và tuổi thơ
Trương Đăng Quế sinh vào ngày 1 tháng 11 năm Quý Sửu (1793) tại làng Mỹ Khê, huyện Bình Sơn (nay thuộc xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Trước đó, tổ tiên của ông là người huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng tới đời Trương Đăng Trường vào Nam làm quan Cai quản, tước Nhâm Lĩnh bá, sau đó ông đã chọn Mỹ Khê là nơi làm nhà để ở.
Trương Đăng Quế được sinh trong gia đình có truyền thống làm quan, trải qua 4 đời gắn bó. Ông chính là đời thứ 6 trong dòng họ, cha ông là Trương Đăng Phác từng đã làm Tri phủ cho triều Tây Sơn. Mẹ của ông là Đỗ Thị Thiết sinh ra được 8 người con trong đó có 4 trai và 4 gái ông là con thứ 5 trong nhà.
Thuở nhỏ ông đã là một người nổi tiếng về thơ ca. Ông đã mất cha vào năm 8 tuổi (1801), nhưng ông vẫn tiếp tục học vấn để trở thành người có ích cho đất nước như những lời dạy, ông luôn học hỏi, noi gương cha mình.
Sự nghiệp
Nhờ vào việc chăm chỉ học tập và rèn luyện vào năm 1819 ông đã đỗ Hương tiến ( tức là cử nhân, học vị cao nhất lúc bấy giờ). Ông cũng chính là người đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi đạt học vị cao này.
Sự nghiệp của ông gắn liền với việc làm quan trải qua 4 triều, vậy ông đã có những diễn biến như thế nào của tùng đời vua khác nhau nhé!
Dưới triều Gia Long và Minh Mạng
Sau khi thi đỗ Hương ông đã được tiến cử làm Hành tẩu bộ Lễ dưới triều Gia Long. Sau đó, ông đã chọn 1 trong các vị quan được dạy học cho các hoàng tử. Tiếp đó, ông đã được thăng các chức như Thị độc sung Tán Thiện (1826), Thượng bảo thiếu khanh quản lý phòng văn thư (1828), Thị lang bộ Công sung (1830) sau đó đổi thành bộ Lễ. Đến năm 1840, ông được chức Tổng lý coi việc làm lăng của vua, sau đó ông nhận được lệnh chiếu của Minh Mạng tôn phò Nguyễn Phúc Miên Tông lên làm vua.
Dưới triều Thiệu Trị
Dưới thời vua Thiệu Trị, ông luôn được vua coi trọng, đầu năm 1841 ông được vua thăng chức thành Văn Minh điện Đại học sĩ, sau đó là sung ông làm Ngự tiền đại thần, cùng năm đó ông cũng được tấn phong tước tử, và thưởng một đồng kim tiền hạng nhất. Đến năm 1847, ông đã được vua Thiệu Trị tấn phong lên tước Tuy Thạnh bá và được khắc tên lên tượng cỗ súng lớn có tên “Bảo đại định công”.
Dưới đời vua Tự Đức
Sau khi Tự Đức lên ngôi vua, đã phong ông làm Cần chánh điện đại học sĩ, tấn phong tước Tuy Thạnh Quận công.
Năm 1853, ông lấy cớ là mình sức yếu xin nghỉ việc ở Bộ Binh và Khâm Thiên giám, vẫn làm việc ở Quốc Sử quán. Theo sách Đại Nam liệt truyện chính biên, Quế xin với vua rằng:
Bình sinh tự xét tài chính sự không kịp Đặng Văn Thiêm, giỏi văn học không kịp Phan Thanh Giản, siêng năng được việc không bằng Lâm Duy Thiếp, chất phác trọng hậu không bằng Tôn Thất Thường, chỉ chực hầu cố gắng, lâu ngày làm công. Ví dụ được ơn vua rủ lòng thương khoan dung cho, thì tự hỏi trong lòng há không xấu hổ ư. (Trích dẫn trang 464, sách Đại Nam Liệt truyện chính biên, nhị tập, nhà xuất bản Thuận hóa).
Tuy nhiên, vua cho rằng việc ở Bộ Binh khó lòng có người thay ông nên không đồng ý. Để cổ vũ cho Trương Đăng Quế, nhà vua ban cho ông chiếc áo làm bằng hàng sa, có thêu tứ linh long, lân, quy, phụng.
Những năm tiếp theo, Trương Đăng Quế đã cao tuổi nhưng vẫn bôn ba khắp nơi, lo việc xây đồn lũy chống giặc Pháp.
Tháng 9 năm Tự Đức 13 (1860), có lẽ thẹn với việc không có kế sách đuổi quân Pháp ra khỏi đất nước, Trương Đăng Quế lại tâu lên vua:
Tự người Tây Dương đã sang đã 3 năm nay, thần ê mặt với hạng quan trong triều, vì không thi thố được một kế nào để đuổi chúng lui, thì tội, tránh sao được. Lại bóng dâu gần ngả, bệnh tật liên miên, hầu như sắp chết, nghĩ thẹn vì cố giữ địa vị. Huống chi điều tai dị thường hiện nay thì người đại thần đáng lẽ phải bị mất chức, đuổi về làm ruộng, để khỏi người ta chê trách. Việc ấy giao xuống cho đình thần xét nghĩ. (Trích dẫn sách Đại Nam Liệt Truyện, nhị tập, trang 467).
Dù vậy, quần thần và vua Tự Đức vẫn giữ ông để lo liệu mọi việc cho xong. Tuy vậy, Trương Đăng Quế vẫn tâu lên như sau:
Thần không có kế gì để đuổi lui được giặc, thì xin đem số tiền gạo ăn già cho một nửa lương bổng ấy lưu lại ở kho để giúp quân phí. (Trích dẫn sách Đại Nam liệt truyện chính biên, nhị tập, tập 3, trang 468)
Ông lại dâng sớ lên vua tước chức Quận Công, giáng hàm Thượng Thư. Theo sách Đại Nam liệt truyện, đại ý bản tâu như sau:
Nay không cho là thần già yếu, được lưu ở lại, thần cũng không dám khiết nhiên, xin về nghỉ nữa, để tỏ rõ nghĩa thần tử, phải cùng nước vui buồn, không dám có lòng nào. Nhưng xin phải có sự răn bảo, mới rõ rệt lẽ phải công cồng..... Kể ra bốn cõi nhiễu loạn, là sự nhục của khanh, đại phu, cúi xin hoàng thượng tự lòng xử đoán, đem việc thần không làm tròn chức vụ xin chịu tội nói trong tập tâu của thần, tuyên bố cho mọi người biết, giáng làm hàm Thượng Thư, và tước bỏ tước Quận công...(Trích dẫn sách Đại Nam liệt truyện chính biên, nhị tập, tập 3, trang 469).
Dù vậy, vua không tước bỏ chức tước của ông. Mãi đến tháng 3 năm 1863, Trương Đăng Quế mới được vua chấp thuận cho về nghỉ và chỉ nhận một nửa lương hưu. Năm 1865, Trương Đăng Quế bệnh mất ở tuổi 72. Trước khi ông mất, vua sai quan tỉnh Quảng Ngãi đến hỏi ông còn kế gì giúp cho nước. Ông nói rằng:
Tôi trải thờ (3 triều) đến nay đội nhiều ơn trên tri ngộ, duyên phận đến thế, lại còn nói gì nữa.
Những cống hiến của ông cho dành cho đất nước
Trương Đăng Quế và việc trị thủy
Việc phòng đê ở Bắc Kỳ, không đâu xung yếu bằng Hà Nội. Thần trước đây đi khám, thì các đê ở Hà Nội, Hưng Yên thường bị lở bờ; tuy là địa thế trũng thấp, nước chảy xói vào phải như thế, nhưng cũng tự việc đắp đê chưa kiên cố lắm, không nên hoàn toàn đổ tại dòng nước cả. Công việc ngày nay, nên đắp đê làm cần kíp, châm chước cái lẽ trời đất thừa trừ, như năm nay mưa lụt ít, mà nắng nhiều, thì trước hết, các đê ở Hà Nội, Hưng Yên, nhân thuê đắp đê, thay việc phát chẩn, mà sửa đắp cho kiên cố, còn có thể giữ được lợi vài năm. Rồi sau khai riêng lối đường sông khác, để làm kế lâu dài trăm năm, như thế mới là lo tính hoàn bị. Nếu đương lúc kho chứa thiếu nhiều, mà đem việc khai sông đắp đê làm cả một loại, chi phí đến vài trăm vạn tiền lương, mà chỉ nhờ ở sự quyên giúp, thì không được. (Trích dẫn sách Đại Nam liệt truyện chính biên, nhị tập, tập 3, trang 464-465)
- Việc trị thủy ở miền Bắc, Hà Nội đóng vai trò quan trọng.
- Châm chước lẽ trời đất thừa trừ đại ý có lẽ là những năm mưa ít nắng nhiều thì những năm sau tình hình có thể là mưa nhiều, nắng ít. Vì vậy, Trương Đăng Quế cho rằng nên tận dụng những năm trời nắng mà tu sửa đê điều.
- Nên chọn việc đắp đê trước vì vừa đắp đê vừa mở sông thì kinh phí không đủ.
Giúp các các vua trị an trong nước và nước ngoài
Ông đã có công trong việc trị an trong nước lẫn nước ngoài từ khi vua Minh Mạng thứ 12 thăng ông lên Thượng thư bộ Binh. Ông đã giúp vua trong nhiều trận chiến khởi binh chống lại nhà Nguyễn. Không những vậy ông còn là người lập ra nhiều kế sách giúp nhà Nguyễn lòng yên lòng dân, đàn áp các cuộc khởi nghĩa.
Đôi với ngoài nước ông luôn có những chiến lược hết sức kỹ lưỡng giúp vua quản được vùng đất biên giới phía Nam (Chân Lạp). Đặc biệt ở thời điểm quân Pháp sang Việt Nam xâm lược, ông đã ra những kế sách, lập chí kiên định và không hề run sợ khoan nhượng trước kẻ thù. Chủ trương về việc gầy dựng đất nước của ông tâu lên vua như sau:
Xin dùng của dè dặt cho dân có của thừa; bớt công dịch để nuôi sức binh, chớ khinh suất thay đổi phép thường, chớ cầu sung công trước mắt. Người có trách nhiệm chăn dân, thì để có lòng vỗ yên, chớ sinh sự nhũng nhiễu; người có trách nhiệm giữ binh, thì gia tâm dạy tập, cho quân được giỏi mạnh, người giữ về thóc tiền, liệu số thu vào mà chi ra cho vừa phải. Người giữ về kiện tụng thì xét án cho đúng nước, cốt được công bằng, đúng tội. Đặt giá mua hàng thì theo thời tính giá phải, chớ hà lạm để chia nhau, làm công tác thì vật liệu tốt, công làm kỹ, chớ lạo xạo cho xong việc. Hoàng thượng xét kẻ hay, người dở mà cho thăng hay giáng chức thì cái cơ hội thịnh bình, chí trị, tất bởi ở đây. (Trích dẫn sách Đại Nam Liệt Truyện, nhị tập, tập 3, trang 466).
Những lời có thể nói là tâm can của đại thần Trương Đăng Quế đến nay có lẽ vẫn còn giữ nguyên giá trị.
Lập địa bạ, đinh bạ Nam Kỳ (1836)
Trương Đăng Quế đã đảm nhận tổ chức thực hiện công trình chỉnh đạt điền thổ, thiết lập địa bạ, đình bạ tại Nam Kỳ, góp phần trong công cuộc đổi mới đất nước. Ông đã được rất nhiều người cùng thời khen ngợi và cả sau này. Công trình của ông đã đạt điền khoa học lớn nhất ở thế kỷ XIX tại Việt Nam.
Về văn chương và sử học
Ông vốn là một người giỏi văn từ nhỏ, công với những kiến thức bao trùm mọi lĩnh vực và một tâm hồn đầy nhạy cảm ông đã cho ra đời nhiều bào thở nổi tiếng và được cả sử Nguyên hết lời khen ngợi. Các tác phẩm thơ ca nổi tiếng của ông như: Quảng Khê văn tập (Tập văn Quảng Khê), Trương Quảng Khê tiên sinh tập sự ( Tuyển tập của tiên sinh Trương Quảng Khê)......
Song với đó khi làm Tổng tài ở sử quán, ông cũng đã từng tham gia biên soạn các bộ sử và điển lệ chẳng hạn như: Đại Nam liệt truyện tiền biên ( Truyện các nhân vật nước Đại Nam, phần tiền biên), Nam Giao nhạc chương( nhạc lễ Nam Giao)......
Không chỉ vậy ông còn được ghi trong các sách như: Đại Nam anh nhã tiền biên (Lời hay ý nhã của nước Đại Nam, phần tiền biên), Thúy Sơn thi tập (tập thơ về núi Thúy Sơn) và Từ uyển xuân hoa (Hoa xuân vườn văn)....
Qua đời
Đến tháng 2 (âm lịch) năm Ất Sửu (1865), Trương Đăng Quế lâm bệnh nặng và mất vào năm 72 tuổi. Sau khi hay tin ông qua đời vua cho nghỉ triều 3 ngày, truy tặng hàng Thái sư cho ông và bên tên thụy là Văn Lượng, cho khắc trên dòng chữ lên bia mộ của ông.
Sau khi mất ông đã được vua Tự Đức thờ tại Thế miếu (Huế)theo tâm nguyện của vua Thiệu Trị.
>> Trong số các học trò của Trương Đăng Quế, Tùng Thiện Vương nổi tiếng hơn cả với tài văn thơ được xưng tụng ông hoàng thơ. Xem thêm bài viết Tùng Thiện Vương.
Trải qua 4 đời vua, Trương Đăng Quế vẫn là một vị quan cương trực trung thành với vua, yêu dân như con. Holaai.org vừa gửi đến bạn cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của tể tướng Trương Đăng Quế -một vị quan được lòng với nhân dân bởi tính chính trực, liêm chính.
Tài liệu tham khảo:
- Sách Đại Nam Liệt Truyện chính biên, nhị tập, tập 3, Viện Sử Học Việt Nam, Nhà xuất bản Thuận Hóa.