Võ Tánh người có công lớn của nhà Nguyễn, ông cũng là niềm tự hào của dân tộc. Vậy ông là ai? Ông đã có những chiến công lớn nào để trở thành một tấm gương anh hùng. Hãy cùng Holaai tìm hiểu ông qua bài viết sau đây nhé!
Võ Tánh là ai?
Võ Tánh (1768 - 1801) là vị tướng dưới đời vua chúa Nguyễn, người có công lớn trong việc giúp Nguyễn Ánh đánh bại đội quân Tây Sơn. Võ Tánh là một vị tướng tài năng, giỏi cầm binh bố trận và sẵn sàng hy sinh vì chúa Nguyễn. Chiến công của ông khi đó rất được Nguyễn ánh ngưỡng mộ và nhiều lần khen thưởng.
Ông cũng được xem là cánh tay đắc lực của chúa Nguyễn. Nhờ có ông mà nhiều trận chinh chiến của chúa Nguyễn Ánh giành được thắng lợi. Ông cũng là người cùng thời với các vị quan như Đỗ Thanh Nhơn, Châu Văn Tiếp….
Cái chết trung nghĩa tự thiêu của Võ Tánh để bảo vệ mạng sống cho binh sĩ đã trở thành tấm gương sáng cho hậu thế noi theo. Đến thời Minh Mạng, ông được truy phong Hoài quốc công. Dưới thời vua Gia Long, ông được truy phong Dực vận công thần Thái úy Quốc công. Tướng quân Võ Tánh còn được coi là nguồn cảm hứng cho nhân vật chính trong tác phẩm cải lương bất hủ Võ Đông Sơn và Bạch Thu Hà.
Gia đình và tuổi thơ
Võ Tánh sinh năm 1768 không biết rõ gốc gác, xuất thân. Tuy nhiên, ông sinh ra ở huyện Phước An, Tỉnh Biên Hòa nay thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Một thời gian sau, ông đã chuyển về huyện Bình Dương, Gia Định để sinh sống.
Được biết gia đình của ông bao đời làm quan triều đình, ông nội của Võ Tánh được truy tặng Cai cơ, cha ông thì được phong làm Chưởng cơ và cuối cùng là anh trai giữ chức Cai cơ.
Ông là võ tướng hiếm hoi được Nguyễn Ánh gả em gái Ngọc Du làm vợ. Tuy vậy, con trai của Võ tánh là Võ Khánh chỉ giữ chức vụ Khinh xa đô úy, không đạt được những chiến công hiển hách như cha mình.
Sự nghiệp của Võ Tánh
Từ năm 1783 - 1788, ông không chịu phục trước đội quân Tây Sơn nên ông đã cùng với những người anh em của mình như Võ Nhàn đã tích cực tìm cách tuyển mộ những người hiền tài, tận tâm với nhà Nguyễn, xây dựng lực lượng để chiến đấu chống lại quân Tây Sơn tại Vườn Trầu (Hóc Môn).
Sau đó, ông được phong lên làm Khâm sai Chưởng Cơ Tiên Phong Doanh và gả cho em gái là công chúa Ngọc Du.
Quân đội Tây Sơn cho rằng Gia Định là nơi ở của 3 người anh hùng trong đó có Võ Tánh, lệnh cho quân không được tấn công họ.
Võ Tánh tiến đánh thành Diên Khánh chiếm phủ thành, đánh bại tướng Tây Sơn. Chúa Nguyễn Ánh kinh ngạc trước tài năng của ông và có câu nói:
“Trước một kẻ nổi loạn liều lĩnh và tàn bạo như Tây Sơn Diệu mà khanh vẫn giữ được và bảo vệ nguyên vẹn thành. Đúng là gió lớn mới biết cỏ cứng, sóng to mới biết người vững tay chèo”.
Đến năm 1799, Nguyễn Ánh đem quân đánh tại Quy Nhơn và giành thắng lợi trước nghĩa quân Tây Sơn. Chiếm được thành Bình Định và bắt giữ hơn 6.000 quân Tây Sơn. Các tướng quân của Tây Sơn như Lê Văn Thanh và Nguyễn Đại Phát phải mở cửa thành Quy Nhơn xin đầu hàng. Nguyễn Ánh đã nghe theo lời khuyên của Võ Tánh nên rút về thành Gia Định không nên nghênh chiến tiếp bởi đội quân đã quá mệt không còn đủ sức tiếp tục.
Hay tin này, Trần Quang Diệu và Võ Văn Dõng (hay Võ Văn Dũng) đã đem quân thủy bộ tấn công vào Thành Quy Nhơn đồng thời áp dụng các biện pháp để ngăn chặn đường quân chi viện của Nguyễn Ánh. Ngay lúc đó, Võ Tánh phái Lê Chất tới Gia Định để báo cáo tình hình cho Nguyễn Ánh được biết.
Lúc này, thành Quy Nhơn đã bao vây bởi đội quân Tây Sơn. Nguyễn Ánh tin tưởng vào Võ Tánh và đại quân của mình. Bên cạnh đó, nhà vua đã dự tính lương thực trong thành còn đủ một năm. Vì vậy, Nguyễn Ánh không gửi quân cứu viện, lúc này ông muốn chờ đến mùa xuân mới tập hợp lực lượng thủy quân tới giải vây.
Vào năm 1800, nhận được tin quân tăng viện đến cảng Cù Mông, Võ Tánh liều mạng đem quân ra đánh, đem cho quân Tây Sơn ít nhiều tổn thất. Mặc dù vậy, nhưng ông thể nào đánh đuổi được đội quân Tây Sơn ra khỏi vị trí cố thủ. Về phía mình,ông đã tăng thêm lực lượng quân nhưng vẫn không giúp ích được nhiều.
Năm 1801, Võ Tánh đã lén đưa thư mật cho Nguyễn Ánh và lén rút khỏi thành. Nhưng, mọi lối thoát đều đã bị chặn và cách duy nhất là giao chiến, tức là quân lính khó thoát khỏi cuộc tàn sát, Võ Tánh tấu lên chúa Nguyễn như sau:
"Lúc này, trọng binh Tây Sơn đang đóng ở Bình Định, lực lượng ở Phú Xuân rất mỏng. Thời cơ đang đến, thần khẩn cầu chúa thượng dẫn quân ra chiếm Phú Xuân và như vậy sẽ dễ dàng giành thắng lợi. Nếu cái chết của thần mà đổi lại được thành Phú Xuân, thần cũng cam lòng, và thần tin rằng việc đó sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc cứu mạng thần”.
Nguyễn Ánh đã rất xúc động khi đọc bức huyết thư này và không thể nào đưa ra quyết định hy sinh vị tướng kề cận của mình. Song với đó, các cận thần đã giải thích cái được và cái mất để chúa Nguyễn âm tường hơn và cuối cùng cũng đã thuyết phục được.
Do đó, Nguyễn Ánh đã để lại một lực lượng nhỏ tại Thị Dã, cho Nguyễn Văn Thành chỉ huy để tiến hành chiến tranh du kích chống lại quân địch và tăng cường sức mạnh cho đội quân của Võ Tánh trong lúc cần thiết. Cùng lúc đó, Nguyễn Ánh cũng ra lệnh cho lực lượng thủy binh, bộ binh tiến về hướng Phú Xuân.
Thành Phú Xuân bị quân chúa Nguyễn công phá. Tuy nhiên, thành Qui Nhơn đã bị quân Tây Sơn bao vây quá lâu, binh sĩ đã cạn lương thực. Võ Tánh được khuyên phá vòng vây bỏ trốn nhưng ông không nghe mà bảo rằng:
Không thể được. Ta phụng mạng giữ thành này, nên thề với thành cùng sống chết. Nếu bỏ thành mà hèn nhát trốn lấy một mình, thì sau này còn mặt mũi nào trông thấy chúa thượng?
Võ Tánh bèn gửi một bức tâm thư cho Trần Quang Diệu mong tha chết cho binh sĩ thủ thành. Ngày 7 tháng 7 năm 1801, Võ Tánh đến lầu Bát Giác, sai binh sĩ chất củi rồi châm lửa tự thiêu.
lầu Bát Giác nơi Võ Tánh tự thiêu |
Cái chết và Lăng mộ
Hai ngày trước khi chết, chính Võ Tánh đã tự tay chôn cất Tham tri Ngô Tùng Châu.
Sau đó, Võ Tánh mất, quân Trần Quang Diệu lặng lẽ tiến vào thành và kính cẩn nghiêng mình trước lầu Bát Giác còn đang cháy dở. Y theo lời tâm nguyện của địch thủ mà ông vô cùng ngưỡng mộ, Trần Quang Diệu đã không xử tội hay giết hại đội binh nhà Nguyễn.
Vợ ông - công chúa Ngọc Du đã làm bài thơ thương tiếc chồng như sau:
Những tưởng ra tay giúp nước nhà
Ai dè bình địa nổi phong ba.
Xót người vì quốc liều thân ngọc,
Khiến thiếp cô phòng ủ mặt hoa.
Gối mộng mơ màng duyên nợ cũ,
Đài mây xiêu lạc phách hồn xa.
Lửa trung đốt đỏ gương hào kiệt,
Nóng ruột thuyền quyên giọt lệ sa!
Võ Tánh đã hy sinh mình để cứu quân và giúp chúa Nguyễn giành được thành Phú Xuân. Hành động anh hùng của ông cho thấy được sự hy sinh cao cả và đây không phải là vô ích và ông là người có công lớn đối với tổ quốc.
Sau khi chết lăng mộ của ông nằm trong nội cung thành Hoàng Đế của Nguyễn Nhạc. Trước đây, khu vực này thuộc địa bàn thành Đồ Bàn của vua Chăm. Mộ của ông nằm kế mộ Ngô Tùng Châu, mộ ông có hình tròn và đắp phía trên được đáp bới biểu tượng con dơi.
Mộ tướng Võ Tánh |
Sau này, để tưởng nhớ công lao của ông, người dân tại Bình Định đã xây lăng mộ của ông ở Quy Nhơn. Ngoài ra ông còn 2 lăng mộ khác tại thành phố Hồ Chí Minh nằm ở quận Phú Nhuận và Tân Bình.
Cuộc đời và sự nghiệp của Võ Tánh tuy ngắn những sáng ngời bởi những chiến công. Cái chết trung nghĩa, nhân đức của ông xứng đáng được hậu thế ghi nhớ và vinh danh.