Phạm Bành là một nhân vật lịch sử có nhiều đóng góp trong cuộc chiến Ba Đình với Pháp giành độc lập cho dân tộc. Tuy nhiên, không có nhiều tin tức được viết về người anh hùng này. Có lẽ nào chúng ta đang lãng quên những vị anh hùng này. Qua bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu Phạm Bành là người như thế nào nhé.
Phạm Bành là ai?
Phạm Bành sinh ngày 25 tháng 3 năm Canh Dần năm 1827 và mất năm 1887, từng làm quan. Phạm Bành và Đinh Công Tráng là một trong những lãnh tụ quan trọng của cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Phạm Bành đậu cử nhân khoa Giáp Tý năm 1864. Ông làm đến chức quan Án sát - là chức quan đứng thứ 3 trong 3 chức quan lớn nhất của một tỉnh, tỉnh Nghệ An.
Chân dung Phạm Bành |
Phạm Bành làm quan nổi tiếng thanh liêm, chính trực, luôn quan tâm và chăm lo cho đời sống của nhân dân. Đồng thời, ông cũng là một nhà thơ với nhiều tác phẩm ghi dấu ấn được lưu giữ cho đến nay.
Năm 1885, hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông đã từ quan để tham gia chống Pháp cùng các chiến sĩ dũng cảm. Giữa năm 1886, Phạm Bành đã cùng với Hoàng Bật Đạt, Đinh Công Tráng và một số tướng lĩnh khác nhiệm vụ xây dựng căn cứ Ba Đình nhằm bảo vệ cửa ngõ miền Trung Việt Nam và làm bàn đạp đánh địch ở đồng bằng.
Gia đình và xuất thân
Phạm Bành quê ở làng Trương Xá, nay thuộc xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ông xuất thân con nhà quan khi phụ thân của ông là Phạm Phố. Ngày xưa, cha ông từng làm Bố chánh Tuyên Quang. Thân phụ của Phạm Bành cũng được đánh giá là một người có tính cách trung thực, chất phác, là một vị quan chính trực.
Chính cái chết của Phạm Phố cũng nói lên tính cách ông. Khi bị quân phỉ nhà Thanh bắt, Phạm Phố tuẫn tiết ngay trong nhà mình. Ngay từ khi còn nhỏ, Phạm Bành đã nhận được sự giáo dục thanh liêm từ cha mẹ mình - những người yêu nước, thương dân.
Thừa hưởng từ những đức tính thánh thiện đó, Phạm Bành cũng là một con người tài giỏi, một vị quan thanh liêm. Ông là một người văn võ song toàn, đã từng được cử làm Bang biện có nhiệm vụ coi giữ cửa biển Lạch Trường và rất nhiều lần tham gia vào các cuộc chiến đánh thắng giặc.
Sự nghiệp
Vào năm Giáp Tý tức năm Tự Đức thứ 12 (1862), Phạm bành thi đậu cử nhân, được triều đình cử làm Đốc học, rồi sau này làm tới chức Án sát tỉnh Nghệ An.
Trong suốt cuộc đời làm quan của mình, ông luôn là người thanh liêm, nhân hậu, có trách nhiệm với chức vụ và luôn quan tâm đến đời sống nhân dân. Vậy nên, Phạm Bành là một vị quan được người dân trong vùng ông làm quan thương mến.
Không chỉ làm quan, Phạm Bành còn là một nhà thơ tài giỏi. Nhiều bài thơ được ông sáng tác từ xưa đến nay được dịch ra và vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay như: Ký hữu, Gửi bạn,...
Bên cạnh những “chiến công” trên con đường làm quan, Phạm Bành cũng đã tham gia rất nhiều trận chiến giành độc lập bảo vệ tổ quốc. Trận chiến tiêu biểu nhất mà Phạm Bành đã cống hiến chính là trận chiến chống thực dân Pháp - khởi nghĩa Ba Đình.
Năm 1885, hưởng ứng phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông cùng người anh em tri kỷ Hoàng Bật Đạt từ bỏ công danh sự nghiệp để tham gia. Tại nơi mình làm quan, ông đã kêu gọi được số lượng khá đông đảo binh lính. Sau đó ông tập hợp nhân lực cùng Hoàng Bật Đạt tham gia vào phong trào Cần Vương.
Tại đây, Phạm Bành cùng người anh em của ông được giao nhiệm vụ kháng chiến chống địch tại khu vực Ba Đình. Đây là khu vực vô cùng thuận lợi để quân dân ta tác chiến chống dịch. Sở dĩ gọi là Ba Đình vì ở gần đó có 3 ngôi làng, mỗi làng có 1 cái đình mà mỗi lần đứng ở đình bên này là có thể quan sát được 2 đình còn lại. Vậy nên, vị trí này rất quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình.
>> Bạn có biết Phạm Bành chính là chỉ huy cao cấp của khởi nghĩa Ba Đình? Xem bài viết chi tiết cuộc khởi nghĩa Ba Đình.
Mặc dù đã 60 tuổi nhưng Phạm Bành vẫn hăng hái tham gia các phong trào đấu tranh chống địch. Phạm Bành luôn tự mình xuất hiện có mặt trực tiếp tại các điểm trận địa để cổ vũ tinh thần chiến đấu của binh lính.
Quân và dân ta đã chiến đấu mạnh mẽ, hăng hái và giành được nhiều chiến công ban đầu. Tuy nhiên, chênh lệch về số lượng và vũ khí nên Phạm Bành đã cho quân rút lui về căn cứ dự phòng ngay trong đêm 20 tháng 2 năm 1887, còn mình thì rút về quê. Lúc này, tại quê hương chính là nơi đã xảy ra bi kịch của cuộc đời ông.
Cái chết
Sau những lần cố gắng đánh vào trận địa của Ba Đình nhưng không thành công, thực dân Pháp đã hạ quyết tâm mang thêm lực lượng tới đàn áp dân ta. Sau những ngày tháng chống cự oanh liệt, căn cứ Ba Đình bị phá hủy rơi vào tay Pháp. Sau khi chiếm được Ba Đình, thực dân Pháp bắt đầu đàn áp, bóc lột tàn bạo nhân dân, truy kích ráo riết nghĩa quân ta.
Sau khi chạy về lánh nạn tại Hậu Lộc, Thanh Hóa, Phạm Bành nghe tin con trai là Phạm Tiên và mẹ mình bị giặc Pháp bắt làm con tin. Là một người có tính cách nhân hậu, độ lượng, yêu thương gia đình và nhân dân. Ngay khi nhận được tin mẹ và con trai bị bắt đi, lòng ông rối bời, lo lắng không thôi. Vậy nên ông đã tự giác tới phủ đầu thú để cứu con trai và mẹ.
Ngay sau khi Phạm Bành đầu thú, mẹ và con trai ông được thả ra. Có lẽ rằng, Phạm Bành từ đầu đã tính toán tất cả, mục đích chỉ là cứu được mẹ và con trai thành công. Còn bản thân Phạm Bành đã có những dự tính khác rồi.
Quả thật vậy, ngay khi mẹ và con trai Phạm Tiên được thả, ngày 18 tháng 3 năm Đinh Hợi, tức ngày 11 tháng 4 năm 1887 ông tự uống thuốc độc ngay trong nhà lao, kết thúc sinh mạng của một người anh hùng dân tộc để tỏ rõ khí tiết yêu nước của mình.
Cha Phạm Bành là Phạm Phố cũng từng có kết cục như ông khi tự kết liễu mình khi bị quân địch vây bắt, đã thể hiện lòng hiếu trung của mình với nhân dân, đất nước. Và cuộc đời như vậy cũng đã lặp lại với Phạm Bành. Ngay khi ông quyết định kết thúc sinh mệnh của mình thì ông đã quyết định dâng hiến hết tất cả vì tổ quốc, vì nhân dân rồi. Điều này cũng cho thấy rằng, Phạm Bành đã nhận được sự dạy dỗ tuyệt vời từ cha mẹ mình từ khi còn rất nhỏ.
Phạm Bành trước hết là một quan viên hết lòng vì nhân dân, một chiến sĩ đầy anh dũng, không ngại hy sinh bản thân mình vì độc lập dân tộc. Sau cùng, ông là một người con hiếu thảo, người cha mẫu mực, hết lòng vì gia đình không màng tất cả. Đây chính là một người anh hùng lịch sử mà chúng ta cần ghi nhớ đời đời.
Hiện tại, phần mộ của người anh hùng lịch sử Phạm Bành được người con cháu hậu duệ chăm non tại quê nhà Thanh Hóa. Tuy nhiên, có những thông tin cho rằng, hiện nay ngôi mộ của anh hùng Phạm Bành chưa được chăm lo đúng mực. Đây chỉ là những thông tin từ một phía. Nhưng hy vọng rằng, chúng ta sẽ mãi nhớ tới những công ơn mà các vị anh hùng lịch sử đã hi sinh đánh đổi.
>> Nhắc tới khởi nghĩa Ba Đình, ngoài Phạm Bành, lịch sử không thể không nhắc đến Đinh Công Tráng. Xem bài viết chi tiết Đinh Công Tráng.
Phạm Bành là một người quan thanh liêm, chính trực, độ lượng, thương dân. Bên cạnh đó ông còn là một nhà cách mạng đầy nhiệt huyết, là một trong hàng triệu anh hùng dân tộc đã không màng tính mạng, quyết chiến giành lại độc lập cho dân tộc ta. Những chiến công này không thể nào đong đếm được. Vậy nên, chúng ta - những thế hệ sau này phải luôn ghi nhớ, in sâu những công lao to lớn này. Hãy cùng Holaai.org theo dõi thêm các vị anh hùng dân tộc khác trong chuyên mục danh nhân Việt Nam.