An Tư công chúa là ai? Hòa thân cứu nước và kết cục bi thảm

Nguyễn Minh Khánh
tháng 2 13, 2023
Last Updated

 An Tư công chúa là ai? Những câu chuyện về cuộc đời nàng qua những thông tin ít ỏi được lưu lại đến nay như thế nào? Số phận của nàng công chúa hy sinh hạnh phúc để cứu nước rồi sẽ ra sao? 

An Tư công chúa là ai?

Công chúa An Tư hay còn được gọi là Thiên Tư công chúa, là một vị công chúa thời Trần, con gái út của vua Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Thái Tông. Không có nhiều thông tin lịch sử về công chúa An Tư được ghi chép lại cho đến ngày nay. Hiện cũng không ai biết rõ chính xác năm sinh và năm mất của công chúa.

An Tư công chúaAn Tư công chúa - Hình ảnh mang tính chất minh họa
 Công chúa An Tư được lịch sử ghi lại rất nhiều về cuộc hôn nhân chính trị mang tính dân tộc. Dưới thời Trần, quân Mông Nguyên đã đem quân sang xâm chiếm nước ta những ba lần. Vào lần đánh Đại Việt lần thứ 2, công chúa An Tư được gả cho Trấn Nam Vương Thoát Hoan - chỉ huy quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt để kéo dài thời gian bảo toàn lực lượng cho quân ta. 

Gia đình và xuất thân

An Tư công chúa là con gái út của vua Trần Thái Tông - vị vua đầu tiên của triều Trần. Bà cũng chính là em gái của vua Trần Thánh Tông, người đã gả công chúa cho Thoát Hoan nhằm cứu lấy đất nước. 

Thông tin chỉ được ghi lại bà là con gái của vua Trần Thái Tông nhưng không có thông tin chính xác về mẹ đẻ. Một số nguồn tin cho rằng, công chúa An Tư là con của một phi tần và vua. 

Sinh ra trong thời thế đất nước hỗn loạn, nhà Nguyên sai quân sang quyết tâm xâm chiếm được lãnh thổ Đại Việt. Là một người con trong dòng dõi hoàng tộc, mỗi một người đều có trách nhiệm chiến đấu bảo vệ dân tộc, sát cánh cùng nhân dân giành độc lập. Vậy nên, một nàng công chúa lá ngọc cành vàng đã hi sinh thân mình gả cho kẻ thù. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là những hy sinh đằng sau chiến thắng ấy lại không được nhiều người nhắc đến và ghi chép. 

Chuyện tình An Tư công chúa và Yết Kiêu

Không có nhiều tài liệu ghi chép về công chúa An Tư, chỉ có câu chuyện về đoạn tình cảm của An Tư và Yết Kiêu là được lưu truyền trong dân gian nhiều nhất. Yết Kiêu là một chàng dũng sĩ thời Trần có tài lặn dưới nước rất giỏi, ông từng đóng góp nhiều quan trọng vào chiến thắng của mỗi trận chiến quân ta. Bởi vì sự anh dũng và tinh thần chiến đấu không ngại hi sinh bản thân vì hoàng triều và nhân dân nên ông được nhiều cô gái mến mộ.

Tình cảm An Tư công chúa bắt đầu nảy sinh trong lần Yết Kiêu không ngại hi sinh nhảy xuống sông giết chết Giao Long hộ giá nhà Trần về Nam Định. Trước bản lĩnh anh hùng, không ngại nguy hiểm vẫn xông pha như vậy nên công chúa An Tư ấn tượng và bắt đầu nảy sinh tình cảm với Yết Kiêu. Nhưng trái tim của chàng Yết Kiêu chỉ dành duy nhất cho một người con gái khác tên Vân. Vậy nên mối tình đơn phương này nàng công chúa An Tư chỉ giữ trong lòng riêng mình nàng biết. 

Sau này khi phải gả cho Thoát Hoan vì chuyện nước nhà. Từ mối tình đơn phương cá nhân, An Tư công chúa đã liên kết với Yết Kiêu để truyền thông tin mật báo mà mình thu thập được cho nước nhà. Cả hai đã thống nhất ý đồ và sử dụng bông tai bằng đá làm tín vậy ký hiệu truyền tin. 

Vậy nên, từ khi An Tư công chúa được gả sang Mông Nguyên, quân ta liên tục trỗi dậy và giành được nhiều thắng lợi. Sau này chuyện gián điệp bị bại lộ, công chúa An Tư đã phủ nhận và chỉ đường rút lui cho Yết Kiêu. Sau khi nhận được tín hiệu, Yết Kiêu hiểu ra và nhảy xuống nước thoát thân. 

Mặc dù mối tình yêu thầm của An Tư công chúa và chàng dũng sĩ Yết Kiêu không thể có cái kết trọn vẹn. Nhưng cả hai đã cùng nhau chiến đấu như những đồng đội trong chặng đường cứu nước. Đây cũng được xem như là đi cùng nhau trên một đoạn đường thanh xuân. 

Hòa thân cứu nước

Là một nàng công chúa là ngọc cành vàng, từ nhỏ đã được sống trong nhung lụa, kẻ hầu người hạ. Nhưng cũng bởi vì là một công chúa nên từ nhỏ đã có trên mình sứ mệnh sẵn sàng hy sinh hạnh phúc bản thân vì độc lập dân tộc. Công chúa An Tư cũng vậy, hi sinh hạnh phúc cá nhân, cất giấu mối tình đơn phương của mình để gả cho kẻ thù xâm lược nước nhà để hòa hảo cho đất nước. 

Năm 1285, quân Mông Nguyên kéo sang xâm lược nước Đại Việt lần thứ 2. Lúc này thế nước yếu hơn, quân ta gặp nhiều khó khăn và thất bại. Đường cùng vua Trần Thánh Tông Tông đã sai người đưa công chúa An Tư là em gái ông hứa gả cho Thoát Hoan - người được phong làm Trấn Nam Vương dẫn quân sang nước ta, để tạm hòa hoãn tình hình. 

Sau khi được gả cho Thoát Hoan, quân ta có thời gian rút lui và chuẩn bị kế hoạch và lực lượng nên giành được thắng lợi. Tuy nhiên những ghi chép về công chúa An Tư kể từ khi được gả đi vì đất nước cũng không còn. Sau này khi giành được thắng lợi, vua Trần đã phong thưởng cho những tướng sĩ có công nhưng tuyệt nhiên không ai nhắc đến công lao người con gái nhỏ bé ấy. Say này cũng không có thêm bất cứ thông tin nào chính cống về cuộc sống cũng như cuộc hôn nhân của công chúa An Tư. 

Số phận bí ẩn

Mặc dù cuộc hôn nhân “chính trị” mang tính lịch sử của công chúa An Tư đã có những đóng góp cho chiến thắng của quân dân Đại Việt. Nhưng không có quá nhiều thông tin hay ghi chép về số phận của An Tư công chúa. Hiện nay có 2 luồng thông tin cho rằng sau khi gả cho tướng lĩnh quân Mông Cổ, bà đã hạ sinh cho Thoát Hoan 2 người con và một thông tin là bà đã hi sinh trong một lần trốn chạy. 

Đối với việc An Tư công chúa cùng Thoát Hoan sinh được 2 người con đã có những thông tin xác thực là không đúng. Thoát Hoan đúng là đã cưới một người con gái họ Trần và sinh 2 người con nhưng không phải là An Tư công chúa. Đó là con của Trần Di Ái, em gái Trần Tú Viên. Và mốc thời gian cuộc hôn nhân này là năm 1336, còn An Tư công chúa được gả đi vào năm 1285. 

Một thông tin về số phận của An Tư công chúa là sau khi quân Mông Nguyên thất bại từ những cuộc phản công của quân Đại Việt. An Tư công chúa và một số hầu nữ chạy trốn khỏi quân doanh về phía khu vực sông Đáy. Bị sự truy đuổi của quân địch phía sau, khi gặp một đầm lầy phía trước, nhận thấy tình hình không thể trốn thoát, An Tư công chúa đã tự kết liễu sinh mạng của mình. Người dân ở đó phát hiện nhưng không biết tên thật của An Tư công chúa tên đã lập miếu và đặt tên chung là Trần triều công chúa.

Cảm nhận về công chúa An Tư

Cuộc đời An Tư công chúa lẽ ra phải sống trong vàng son, hạnh phúc tràn đầy. Tuy nhiên, bà lại sinh ra trong nhà đế vương gặp phải cảnh loạn lạc. Vì giang sơn xã tắc, An Tư phải ủy thân cho kẻ mang quân sang xâm lược quê hương. Phải nêu rõ ở đây là nhà Trần dâng An Tư công chúa cho Thoát Hoan. Vậy nên, An Tư khó lòng mà trở thành vợ chính thất của Thoát Hoan.

Chính sử hoàn toàn không có ghi chép về kết cục của bà. Tuy nhiên, nhiều khả năng đó không phải là một kết thúc có hậu. Bởi lẽ, chồng bà là Thoát Hoan thua trận, mãi mãi không được trở về kinh thành. An Tư với tư cách là công chúa hoàng tộc đã khiến Thoát Hoan bại trận, chịu sỉ nhục phải chui ống đồng, sẽ phải chịu số phận như thế nào?

Từ cổ chí kim không có tự do nào mà không phải đánh đổi. An Tư đã hy sinh hạnh phúc của nửa đời mình để đổi lấy một cơ hội cho nhà Trần dưỡng sức, chuẩn bị quân lương, quân sự và giành chiến thắng chung cuộc. Sự hy sinh đó xứng đáng được hậu thế đời đời ghi nhớ.

Di sản và tầm ảnh hưởng

Trong dòng sông lịch sử, nàng công chúa An Tư vì nước mà quên thân đã trở thành đề tài hấp dẫn trong văn học và kịch.  Nổi tiếng hơn cả là vở tuồng "An Tư công chúa" của tác giả Tống Phước Phổ, đã được nhiều nghệ sĩ tham gia biểu biễn. Về mặt văn học, không thể không nhắc đến tiểu thuyết lịch sử An Tư công chúa của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Với lòng yêu mến dành cho nàng công chúa bất hạnh, Nguyễn Huy Tưởng đã kể lại câu chuyện cao cả đó dù cho có một số nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này là hư cấu như Chiêu Thành Vương Trần Thông.

Không có quá nhiều thông tin về cuộc đời của vị công chúa hi sinh bản thân vì hòa bình dân tộc. Mặc dù vậy nhưng An Tư công chúa vẫn luôn sống trong những câu chuyện về đức hy sinh cao cả cho độc lập dân tộc.


TrendingTrang chủ