Dazai Osamu nổi tiếng với những tác phẩm được đông đảo độc giả trên thế giới yêu mến. Không chỉ vậy, cuộc đời của nhà văn cũng ly kỳ không kém những nhân vật trong tác phẩm của ông. Vậy, Dazai Osamu là ai? Mọi thông tin về tác giả này sẽ được chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc qua bài viết sau đây.
Bảng tóm tắt thông tin Dazai Osamu
Tên thật |
Tsushima Shūji (津島 修治) |
Bút danh |
Dazai Osamu |
Năm sinh |
19 tháng 6 năm 1909 |
Năm mất |
13 tháng 6 năm 1948 |
Quốc tịch |
Nhật Bản |
Nơi sinh |
Thị trấn Kanagi, thành phố Goshogawara, thuộc tỉnh Aomori, Nhật Bản. |
Nơi mất |
Kênh dẫn nước Tamagawa Aqueduct, thành phố Tokyo, Nhật Bản |
Nguyên nhân cái chết |
Tự sát |
Nổi tiếng với |
Tiểu thuyết gia với các tác phẩm nổi tiếng:
Nhà văn tiên phong của văn phái Vô Lại. Nhiều lần tự sát. |
Gia đình |
|
Cha |
Tsushima Genemon |
Mẹ |
Tsushima Tane |
Anh trai |
Tsushima Bunji |
Vợ |
Tsushima Michiko (1940 -1948) Hatsuyo Oyama (1931–1937) |
Con |
Tsushima Sonoko Tsushima Masaki Ōta Haruko (nữ nhà văn) Tsushima Yuko (nữ nhà văn) |
Tình nhân |
Ōta Shizuko Yamazaki Tomie |
Hồ sơ Media |
|
Hồ sơ Wikipedia |
https://ja.wikipedia.org/wiki/太宰治 |
Tiểu sử Dazai Osamu
Dazai Osamu (1909 - 1948) là một nhà văn nổi tiếng người Nhật Bản. Trong số các tác phẩm của ông, một số tiểu thuyết đã được dịch sang tiếng Việt như "Tà Dương", "Nữ Sinh" và "Thất Lạc Cõi Người". Tiểu thuyết của Dazai Osamu không chỉ được đánh giá cao ở Nhật Bản mà còn được các độc giả tại Việt Nam yêu mến và đón nhận.
Chân dung tác giả Dazai Osamu |
Khác với nhiều tác giả khác, Dazai Osamu thường dùng chính những kinh nghiệm của bản thân để viết nên các tác phẩm tự truyện xuất sắc. Vào năm 1935, ông từng nhận được đề cử cho giải thưởng Akugatawa. Ngoài ra, Dazai Osamu được coi là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn phái Buraiha (Vô Lại Phái).
Ông từng chia sẻ về kim chỉ nam của Vô Lại Phái như sau:
Cái gốc của tư tưởng tự do chính là tinh thần phản kháng, là tư tưởng phá hủy tất cả, là chống lại sự áp chế và ràng buộc đồng thời với sự ra đời của tư tưởng đấu tranh.
Ngoài việc viết văn, Dazai cũng rất nổi tiếng với đời tư đầy phức tạp. Ông từng tham gia đảng Cộng Sản Nhật Bản, có hai vợ, nhiều tình nhân và vô số lần tự sát. Cuộc đời bi kịch và cái chết vì tự sát của Dazai Osamu vẫn luôn là đề tài hấp dẫn được đông đảo độc giả tìm hiểu. Không chỉ ảnh hưởng trong văn học, ông còn nhiều lần xuất hiện trong các bộ phim của Nhật Bản.
Dazai Osamu trong anime Bungou Stray Dogs
Bungou Stray Dog là một anime nổi tiếng Nhật Bản và đã được dịch sang tiếng Việt. Các nhân vật trong tác phẩm này được lấy tên là các nhà văn nổi tiếng như Dazai Osamu, Akutagawa Ryunosuke, Nakajima Atsushi,... Trong đó, hình tượng nhân vật hư cấu Dazai Osamu được lấy cảm hứng từ chính tác giả Dazai Osamu. Trong truyện, Dazai Osamu là một thành viên của Công ty Thám tử Vũ trang và cựu Quản lý của Mafia Cảng.
Dazai Osamu trong Bungou Stray Dogs |
Nhân vật Dazai Osamu trong Bungou Stray Dog có nhiều nét tương đồng với tính cách của tác giả Dazai Osamu. Ví dụ: cả hai đều có nhiều lần tự sắt nhưng lại bất thành. Ngoài ra, tính cách của cả hai phức tạp, bí ẩn. Dù sao, nhân vật Dazai Osamu với tính cách vô cùng đặc biệt đã góp phần tạo nên thành công cho bộ truyện Bungou Stray Dog.
Xuất thân và tuổi thơ
Dazai Osamu tên thật là Tsushima Shūji (津島 修治) sinh ra vào ngày 19 tháng 6 năm 1909 tại làng Kaneki, tỉnh Aomori, Nhật Bản (ngày nay là thành phố Goshogawara, tỉnh Aomori). Ông là con trai thứ 10 trong số 11 người con của gia đình Tsushima danh giá bậc nhất của tỉnh. Cha của ông là Tsushima Genemon, một địa chủ, thành viên của Hạ viện, chủ tịch Ngân hàng Kanagi, giám đốc đường sắt Mutsu, giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Công nghiệp tỉnh Aomori.
Vì đảm nhiệm nhiều chức vụ, cha của Osamu thường xuyên bận rộn và không có nhiều thời gian chăm sóc ông. Mẹ ông là bà Tane lại thường xuyên ốm đau. Vì lẽ đó, Dazai Osamu được bảo mẫu chăm sóc. Từ năm 3 tuổi đến khi vào tiểu học, dì Kie (em gái của Tane) đã đảm nhận vai trò chăm sóc cho ông.
Có rất nhiều giả thiết khác nhau về tổ tiên của gia tộc Dazai Osamu. Phổ biến nhất là giả thiết cho rằng gia tộc Tsushima đã vượt biển vào Nhật Bản từ quốc gia cổ đại Tsushima. Thời điểm sinh ra ông, gia đình Tsushima vẫn cực kỳ giàu có và quyền lực. Tuy nhiên, chính sự khác biệt về địa vị xã hội của gia tộc đã góp phần mang đến đau khổ cho Dazai Osamu trong suốt phần đời còn lại.
Học vấn
Vào tháng 4 năm 1916, Dazai Osamu bắt đầu nhập học tại trường tiểu học Kaneki Daiichi. Đây là một trường học nổi tiếng tại tỉnh Aomori, Đến tháng 4 năm 1923, Dazai Osamu bắt đầu học tại trường trung học cơ sở Aomori. Tại đây, ông tiếp tục chăm chỉ học tập và đạt được nhiều thành tích xuất sắc. Trong nhiều năm liền, ông đã được bầu làm lớp trưởng.
Năm 1930, ông đã tốt nghiệp hạng A với thứ hạng 46 trên tổng số 76 học sinh tại trường trung học Hirosaki. Trong cùng năm, ông nhập học tại trường đại học Hoàng Gia Tokyo khoa văn học Pháp. Vào ngày 30 tháng 9 năm 1335, ông đã bị đuổi khỏi trường đại học này do không thể thanh toán học phí.
Sự nghiệp sáng tác
Từ năm 1925, khi còn học tại trường Aomori, Dazai Osamu đã mong muốn được trở thành nhà văn. Vào năm 17 tuổi, ông lần đầu tiên xuất bản bài nghiên cứu "The Last Taiko" cho "tạp chí "Hiệp hội cựu sinh viên" của trường. Lúc này, ông cũng cho xuất bản một số tác phẩm chịu ảnh hưởng của phong trào vô sản.
Năm 1933, ông lần đầu tiên xuất bản tác phẩm "Đoàn tàu" dưới bút danh Dazai Osamu. Tác phẩm này đã đánh dấu thành công bước đầu của tác giả đặc trưng bởi phong cách tự truyện. Năm 1935, ông sáng tác tiểu thuyết Dōke no Hana (tựa tiếng Việt: Hoa Thằng Hề) đăng trên tạp chí Nihon Romanha. Tác phẩm này đã nhận được lời khen từ nhà thơ, tiểu thuyết gia Haruo Sato. Cũng trong năm này, ông nhận được đề cử cho giải thưởng Akutagawa.
Những năm tiếp theo, Dazai lần lượt sáng tác các tác phẩm Bannen (1936), Nijusseiki Kishu (1937), Joseito (Nữ sinh xuất bản 1939), Hashire Merosu (tựa tiếng Việt: Melos! Hãy chạy đi) xuất bản năm 1940,...
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, ông viết tác phẩm "Tà Dương" dựa trên nhật ký của người tình Ōta Shizuko vào năm 1947. Tác phẩm này đã trở thành kiệt tác và đưa tên tuối của ông trở thành huyền thoại. Khoảng giữa năm 1948, Dazai cho ra mắt tác phẩm "Thất Lạc Cõi Người" (Ningen Shikkaku) trở thành cuốn sách bán chạy nhất Nhật Bản tại thời điểm đó. Ngoài ra, tác phẩm này cũng được nhà phê bình văn học William Bradbury nhận xét là một tác phẩm vượt thời gian. Sau này, Thất Lạc Cõi Người đã được chuyển thể thành phim, anime và manga.
Tác phẩm cuối cùng của Dazai Osamu là truyện ngắn Guddo bai (Tạm biệt) đăng trên Asahi Simbun. Tác phẩm này cũng là lời tạm biệt của ông đối với độc giả. Vào ngày 13 tháng 6 năm 1948, thi thể Dazai Osamu và Yamazaki Tomie (tình nhân) được tìm thấy bên kênh đào Tamagawa (hệ thống cung cấp nước cho thành phố Tokyo). Vậy, cuộc đời của ông đau khổ như thế nào mà ông phải tìm đến tự sát xem như cách cứu rỗi?
Đời tư đầy bi kịch
Ảnh hưởng từ Akugatawa Ryunosuke
Akugatawa Ryunosuke là một tác giả lớn của Nhật Bản đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với Dazai Osamu. Ngay từ khi còn học trung học, ông đã say mê các tác phẩm của Akugatawa Ryunosuke. Vì vậy, các tác phẩm của Dazai đã chịu ảnh hưởng không nhỏ từ Ryunosuke như nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật. Khi Akugatawa Ryunosuke mất vì tự sát, ông đã vô cùng đau buồn. Ngoài ra, Dazai cũng chịu ảnh hưởng từ việc tự sát của Akugatawa Ryunosuke. Ông thường tự sát đôi cùng với một người nữ.
>> Xem bài viết chi tiết về Akugatawa Ryunosuke.
Kết hôn với một Geisha
Bi kịch cuộc đời Dazai được bắt đầu từ những năm còn học trung học. Vào thời điểm này, ông gặp gỡ và yêu geisha Oyama Hatsuyo. Tuy nhiên, gia đình ông không thể chấp nhận việc con dâu là một geisha (tên gọi kỹ nữ Nhật Bản). Ngoài ra, ông đã tham gia viết lách ủng hộ phong trào vô sản. Trong khi đó, gia đình của ông lại thuộc tầng lớp tư sản điển hình. Vì vậy, ông bị mắc kẹt giữa 2 luồng ý thức hệ. Hơn nữa, lần lượt các sinh viên ủng hộ phong trào vô sản đã bị bắt khiến ông cảm thấy bất an.
Oyama Hatsuyo |
Ngày 10 tháng 12 năm 1929, trước khi kỳ thi học kỳ hai bắt đầu, ông được phát hiện dùng thuốc ngủ quá liều. Rất may mắn, ông được cứu sống. Năm 1930, ông và Oyama Hatsuyo lên kế hoạch bỏ trốn và sống chung với nhau. Vào tháng 11 năm 1930, anh trai cả Tsushima Bunji (người thừa kế của gia tộc) đã đến thương lượng với Dazai. Trong đó, Bunji yêu cầu ông phải chia tay với Oyama Hatsuyo và tập trung vào việc học.
Vào ngày 26 tháng 11 năm 1930, ông và Atsumi Tabe đến ở tại một khách sạn. Đêm ngày 28 tháng 11, cả hai cùng uống thuốc calmotin tự sát trên bãi biển. Tuy nhiên, Atsumi Tabe đã chết nhưng Dazai Osamu lại được cứu sống. Dù vậy, sự kiện này đã ám ảnh và khiến ông đau khổ suốt cuộc đời.
Sau đó, ông bị bắt với tình nghi mưu sát Atsumi Tabe. Thế nhưng, Bunji đã cố gắng giúp ông thoát khỏi hiềm nghi. Oyama Hatsuyo đã cực kỳ tức giận vì ông đã tự sát cùng một người phụ nữ khác. Sự kiện này cũng tạo nên mối rạn nứt tình cảm giữa hai người. Cuối năm 1935, Dazai Osamu và Oyama Hatsuyo tổ chức đám cưới tại quê nhà.
Sau đó, ông chìm đắm trong thuốc phiện khiến sức khỏe suy yếu và có biểu hiện tinh thần không ổn định. Ngày 13 tháng 10 năm 1936, ông được gia đình đưa vào bệnh viện Musashino ở Tokyo để điều trị. Trong khi ông nhập viện, Oyama Hatsuyo đã ngoại tình cùng với một họa sĩ trẻ.
Tái hôn
Sau khi ly hôn, Dazai Osamu bước vào quãng thời gian sống hỗn loạn nhất trong cuộc đời mình. Bên cạnh đó, anh trai của ông bị nghi vấn gian lận bầu cử và phải nhận quản thúc tại gia. Tác giả Masuji Ibuse là người thầy và giám hộ của Dazai đã rất lo lắng cho cuộc sống của ông. Bản thân ông đã cố gắng thoát khỏi cuộc sống hỗn loạn của mình bằng cách tái hôn. Ngày 8 tháng 1 năm 1939, ông kết hôn với Ishihara Michiko thông qua giới thiệu.
Ishihara Michiko và Dazai Osamu |
Tình nhân
Sau năm 1941, mặc dù đã có vợ nhưng ông vẫn có quan hệ tình cảm với Ōta Shizuko. Lúc này, nước Nhật bước vào giai đoạn chiến tranh. Vì vậy, trong khoảng thời gian này ông và Shizuko tạm không thể liên lạc với nhau. Đến năm 1945, Shizuko đã liên lạc thành công với Dazai đang sống ở khu sơ tán. Ông đã mượn cuốn nhật ký của tình nhân Shizuko để lấy cảm hứng sáng tác nên tác phẩm "Tà Dương". Sau này, Ōta Shizuko.sinh cho ông một người con gái được đặt tên là Haruko.
Ngày 27 tháng 3 năm 1947, Dazai vô tình gặp gỡ góa phụ Yamazaki Tomie. Lúc này, Tomie là góa phụ đang làm việc tại thẩm mỹ viện. Cô có một người anh trai đã mất từng học chung trường trung học với Dazai. Vì vậy, Tomie đã nhờ người quen giới thiệu cô với Dazai. Qua thời gian tiếp xúc, cô đem lòng yêu Dazai say đắm tác giả bất chấp ông đã có vợ con. Họ dọn đến chung sống cùng nhau.
Cái chết
Sau chiến tranh, nước Nhật bại trận và gia tộc của ông cũng suy sụp. Ngoài ra, ông trong tình trạng suy nhược cả thể chất lẫn tinh thần. Tháng 2 năm 1948, Sở Thuế Nhật Bản gửi thư yêu cầu ông đóng mức thuế khổng lồ lên đến 117.000 yên. Tuy nhiên, Dazai đã không còn nhiều tiền. 10 ngày trước khi cuộc tự sát diễn ra, nhân viên sở thuế đã đến nhà ông và có một cuộc trao đổi riêng biệt.
Hơn nữa, ông cũng cảm thấy có lỗi với Tomie vì để cô phải cán đán tài chính cho mình. Đặc biệt, Ōta Shizuko sinh con, ông thường xuyên đi uống rượu nhiều hơn trước. Cũng trong khoảng thời gian này, ông nhiều lần viết thư cho bạn bè than phiền về khó khăn của mình. Ngoài ra, ông cũng nhất quyết không đến bệnh viện để điều trị bệnh lao đang chuyển biến xấu.
Vào ngày 13 tháng 6 năm 1948, Tomie gửi thư cho Ōta Shizuko với nội dung cô và Dazai Osamu sẽ tự sát. Đêm hôm đó, Tomie mua rất nhiều rượu mang về phòng trọ. Ngày hôm sau, chủ phòng trọ phát hiện cả hai mất tích. Vì vậy, gia đình Osamu yêu cầu cảnh sát tìm kiếm Dazai và Tomie. Ngày 15 tháng 6 năm 1948, thi thể cả hai được tìm thấy tại hệ thống dẫn nước Tamagawa.
>> Có thể bạn muốn xem thêm bài viết về tác giả cùng thời Natsume Soseki.