Đinh Công Tráng là ai? Linh hồn cuộc khởi nghĩa chống Pháp

Nguyễn Minh Khánh
tháng 2 09, 2023
Last Updated

 Đinh Công Tráng là một người có nhiều đóng góp quan trong trong các cuộc tấn công chống giặc bảo vệ đất nước. Ông cũng là một vị quan hết mình vì nhân dân. Trên thương trường cũng như chiến trường, cả tâm hồn lẫn thể xác ông luôn không ngại hy sinh vì nhân dân. Cùng tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của vị anh hùng này qua bài viết dưới đây.

Đinh Công Tráng là ai?

Đinh Công Tráng sinh ngày 14 tháng 1 năm Nhâm Dần Tức năm 1842 và mất năm 1887. Đinh Công Tráng là lãnh tụ chính của cuộc khởi nghĩa Ba Đình trong phong trào Cần Vương chống Pháp giành độc lập cuối thế kỷ XIX tại cứ điểm huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

chân dung Đinh Công Tráng
Chân dung Đinh Công Tráng

  Ông là một người học rộng tài cao, kiến thức uyên bác. Sau khi làm quan và cảm thấy không phù hợp, ông chuyển sang làm thầy thuốc, nhưng nhận thấy làm nghề lang y không thể cứu giúp được nhiều người nên ông đã quay lại ứng cử làm quan. 

Bên cạnh phong trào Cần Vương, Đinh Công Tráng trước đó đã tham gia vào rất nhiều cuộc khởi nghĩa giành lại độc lập tự do khác cho nhân dân. Ông nổi tiếng là người thanh liêm chính trực, luôn đứng về phía nhân dân mặc kệ quyền thế. Nhằm phát triển đời sống nhân dân, Đinh Công Tráng đã tự bỏ tiền túi để xây dựng trường học và tổ chức dạy học.

Gia đình và xuất thân

Đinh Công Tráng sinh ra tại làng Nham Chàng. Có một số tài liệu ghi tên làng là Trinh Xá, Chàng Xá thuộc xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm. Ngày nay, khu vực này thuộc xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Đinh Công Tráng là con của Đinh Văn Thành -  một danh y nổi tiếng tâm phúc, nhân từ thời nhà Nguyễn. Ông xuất thân trong gia đình nông dân thuộc dòng tộc họ Đinh. Từ nhỏ Đinh Công Tráng đã theo học cụ Hoàng giáp Phạm Văn Nghị và đậu đến Tam Trường. 

Cụ Hoàng giáp Phạm Văn Nghị là người quê ở Ý Yên, Nam Định, có học vấn cao siêu, đỗ tú tài, cử nhân, hoàng giáp và được bổ chức: Tu soạn viện Hàn Lâm, Biên tu Quốc sử quán. Cụ Phạm Văn Nghị là một người học thức uyên bác, thường khuyên bảo bằng những điều nhân nghĩa, biết phân định trái phải, đúng sai nên được nhân dân yêu mến và nể trọng. Đây cũng là một trong những lý do ảnh hưởng tích cực đến thái độ và nhân cách con người Đinh Công Tráng.

Theo tác phẩm Đinh Công Tráng và khởi nghĩa Ba Đình, tạp chí nghiên cứu lịch sử số 141, của tác giả Phan Trọng Báu, mẹ của chỉ là vợ lẽ. Vì vậy, lúc nhỏ, ông không được cưng chiều mà phải làm việc chăn trâu, cắt cỏ.

Cha ông là một thầy lang có tiếng tăm và nhân từ. Sau khi chán cảnh quan trường, ông theo cha mình làm nghề thầy thuốc. Tuy nhiên, nghề thầy thuốc chỉ cứu người, không thể cứu quốc. Vậy nên Đinh Công Tráng lại bỏ nghề thầy thuốc và quay lại ứng cử làm chức lý trưởng. Sau đó, ông đắc cử lên làm cai tổng với mục đích chống lại các thế lực cường hào ức hiếp dân làng. 

Với tinh thần đặt hạnh phúc của nhân dân lên trên hết, khi nhận thấy những mối đe dọa đến nền độc lập lãnh thổ đất nước. Đinh Công Tráng đã không ngần ngại hưởng ứng và tham gia tích cực các cuộc chiến vì đất nước. 

Sự nghiệp

Không chỉ là một vị quan thanh liên, chân chính, hết mình vì nhân dân mà Đinh Công Tráng còn là một nhà hoạt động cách mạng dũng cảm. Đinh Công Tráng đã có nhiều đóng góp to lớn cả trên quan trường và chiến trường. Dưới đây nhà những đóng góp tiêu biểu của Đinh Công Tráng: 

Vụ kiện

Vốn bản tính là người thanh liêm, chính trực, ý chí chống lại các phe cường hào bóc lột nhân dân vậy nên Đinh Công Tráng luôn không vừa mắt những bọn quan lại, hào cường lợi dụng chức quyền ức hiếp dân làng. Bằng sự chính trực của mình, Đinh Công Tráng đã đứng lên làm một việc mà chưa ai dám làm, để lại rất nhiều tiếng vang của ông.

Mặc dù là cai tổng nhưng Đinh Công Tráng đã trực tiếp ra mặt đứng lên kiện tên Bang Diệu người thôn Yên Phú, xã Thanh Hương về tội lợi dụng chức quyền để đánh dân trái phép, cướp ruộng đất, trốn thuế triều đình, chứa chấp thế lực giáo sĩ ngoại bang, chia rẽ nội bộ lương giáo và hơn tất cả là mưu đồ bán nước hại dân.

Tuy nhiên, vụ kiện kéo dài rất lâu do tên Bang Diệu ỷ vào quan hệ, đút lót quan trên và dựa vào thế lực chống lưng là những lũ người Pháp. Nhưng không nản chí, Đinh Công Tráng quyết tâm theo tới cùng nhằm trừng trị tên ác độc này phải trả giá những việc hắn đã làm. Bằng trí thông minh và bản lĩnh của mình, Đinh Công Tráng đã dùng kế lừa và khiến tên Bang Diệu thua kiện và bị xử phạt phải trả lại ruộng đất đã cướp đoạt của dân làng. Sau đó, ông đem tất cả các ruộng đất đó chia theo suất định của từng nhà để cùng nhau cày cấy. 

Chiến thắng của vụ kiện đã làm cho tiếng tăm của ông đồn xa, được nhiều người ngưỡng mộ. Vụ kiện đã gây ra rúng động dư luận dân chúng suốt  một thời gian rất lâu, khiến dân chúng nể phục. Cũng nhờ vụ kiện này mà các thế lực hào cường, ác bá khiếp sợ ông, không dám ức hiếp dân làng quá đáng nữa. 

Qua vụ kiện này, Đinh Công Tráng cũng đã nhìn ra được sớm muộn gì thực dân Pháp cũng sẽ kéo đến đánh chiếm quê hương ông. Vậy nên, ông đã ra sức củng cố lực lượng tuần phủ, kêu gọi binh lính, nghiên cứu binh pháp, tổ chức luyện tập võ nghệ để tăng khả năng chiến đấu. 

Làm quan

Những cống hiến to lớn về tiền bạc của cải của Đinh Công Tráng là vô cùng lớn lao và là một việc không phải ai cũng có thể làm vào thời đó. Cụ thể ông đã tự bỏ tiền túi của gia đình để tu sửa đình, chùa, xây dựng văn chỉ và cho mở chợ Tràng. Bên cạnh đó, ông còn tự nguyện cống hiến 8 mẫu ruộng cho dân làng cày cấy sản xuất. Ông là người có tấm lòng độ lượng, yêu thương dân làng, thường xuyên ra tay trừng trị bọn cường hào, ác bá ức hiếp nhân dân. Ông còn nghiên cứu các loại binh pháp, binh thư, luyện võ nghệ cho các thanh niên trai tráng trong làng và xung quanh lân cận. 

Khởi nghĩa

Không chỉ tham gia phong trào Cần Vương mà ngay từ trước đó ông đã nhiều lần kêu gọi, tập hợp lực lượng tham gia vào các cuộc tấn công chống Pháp xâm lược khác. Năm 1873, Pháp đánh ra Bắc Kì lần thứ nhất, ông đã kêu gọi nhân dân, chiêu mộ quân lính dựng cờ khởi nghĩa ngay tại các địa điểm gần ngay cạnh nhà ông, cùng các khu vực chợ Tràng và rừng Chàng làm căn cứ huấn luyện. 

Ông hoạt động chống Pháp vô cùng hăng hái trong những năm từ 1873 đến năm 1885 tại các địa bàn như: Hà Nam - quê ông, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nội. Ngay khi đang làm một chánh tổng, ong cũng đã tham gia chiến đấu cùng quân đội của Hoàng Kế Viêm, sau đó tham gia trận Cầu Giấy ngày 19/5/1883. Ông còn được Hoàng Kế Viêm phong làm “Lãnh Binh” tham gia các cuộc chiến đấu và giết được vô số quân địch, trong đó có tướng quân Pháp là đại tá Henri Rivière.

Đặc biệt nổi bật nhất trong cuộc đời chiến đấu của Đinh Công Tráng là cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Ông cùng các vị anh hùng lãnh đạo trong cuộc chiến Ba Đình như: Phạm Bành, Hoàng Bất Đạt, Hà Văn Mao, Tống Duy Tân, Cao Điền, Trần Xuân Soạn. Đây là một cuộc khởi nghĩa với quy mô và tầm ảnh hướng lớn, gây ra cho quân Pháp nhiều tổn thất nặng nề. 

Nghĩa quân Ba Đình bị bắt
Nghĩa quân Ba Đình bị bắt
Nhờ vào tài chỉ huy uy dũng của mình, Đinh Công Tráng đã lãnh đạo nghĩa quân chiến thắng 2 đợt tấn công mạnh mẽ với nhiều vũ khí, đại bác, thuốc nổ tối tân của quân Pháp.

Mặc dù, cuộc khởi nghĩa Ba Đình do Đinh Công Tráng và những người lãnh tụ đã không thể giành thắng lợi cuối cùng. Tuy nhiên, những chiến công của nghĩa quân cũng đã khiến quân Pháp khiếp sợ và tiêu hao một phần quân số.

>> Xem bài viết chi tiết khởi nghĩa Ba Đình.

Đinh Công Tráng là người như thế nào?

Theo tác giả Phan Trọng Báu, Đinh Công Tráng là người thẳng thắn, cương trực, trí dũng song toàn, có tầm nhìn xa trông rộng. Đặc biệt, đối với phụ nữ, cai Tráng cho phép họ ra dự đại lễ ở đình làng và được phép ăn cỗ trước quan viên. Ông nói rằng:
Đàn bà họ phải quanh năm phục dịch cho chồng con, không bao giờ được ra chốn đình trung miếu sở cả.

Qua đó, ta có thể thấy được Đinh Công Tráng cũng là một người biết tôn trọng những đóng góp của phụ nữ trong gia đình.

Những công lao và đóng góp

Theo tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 141, tác giả Phan Trọng Báu, Đinh Công Tráng đã có những đóng góp cho công cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc như sau:
  • Địa phương nơi ông sinh ra và lớn lên, bọn địa chủ theo Công giáo thường xuyên dựa vào thế lực để chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Đinh Công Tráng luôn cố gắng chống đối điều này. Ông đã cố gắng vận động để nhậm chức hương trưởng rồi lý trưởng Nham xá. Đến năm 30 tuổi, Công Tráng được ủng hộ nhậm chức cai tổng nên còn gọi Cai Tráng. Dù quyền cao chức trọng nhưng ông vẫn luôn hết lòng chăm lo cho đời sống nhân dân.
  • Khi cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược Bắc Kỳ nổ ra, Đinh Công Tráng cho người bí mật thu mua súng đạn của địch ở thành Hà Nội, ngay trong doanh trại giặc. Ông còn tập hợp những thợ rèn giỏi bí mật vào rừng rèn súng thần công.
  • Trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Đinh Công Tráng đóng vai trò cực kỳ quan trong khi đưa ra thiết kế cứ điểm Ba Đình, hợp lý, khoa học, đáp ứng nhu cầu "Tập trung hỏa lực, phân tán binh lực".
  • Đinh Công Tráng đã tổ chức quân đội tinh nhuệ, đảm bảo kỷ luật. Không chỉ dừng lại ở đó, để động viên tinh thần binh sĩ, ông còn thuê gánh hát chèo đến hát cho binh sĩ nghe những lúc rãnh rỗi. Vì vậy, sự gắn kết giữa binh lính và chỉ huy của nghĩa quân luôn được bền chặt.
  • Đinh Công Tráng đã có công tập hợp đông đảo nghĩa quân, hương thân, sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ chống Pháp và khiến họ kính phục suy tôn làm người lãnh đạo cao nhất.

Cái chết và đền thờ

Cũng trong trận đánh Ba Đình, ban đầu nghĩa quân giành thắng lợi, những sau khi Pháp cầu cứu thêm viện viện binh, do chênh lệch về lực lượng cũng như vũ khí tối tân nên nhân dẫn ta gặp nhiều khó khăn dẫn đến thua cuộc. 

Vào ngày 2/2/1887, sau sau cuộc giao tranh ác liệt, quân ta mất thế kháng cự, Đinh Công Tráng lợi dụng đêm tối chỉ huy các thủ lĩnh và nghĩa quân rút về sáp nhập với nghĩa quân của Cầm Bá Thước ở miền tây Thanh Hóa. Còn Đinh Công Tráng và một phần quân lính rút về Nghệ An. 

Ngày 5/10/1887 tại làng Trung Yên, Đô Lương, Nghệ An, trong trận chiến đấu ác liệt cùng với những người binh lính quả cảm. Ngay trên chiến trường ác liệt, Đinh Công Tráng đã ngã xuống. Ông cùng những đồng đội anh dũng chiến đấu hết mình cho tới tận hơi thở cuối cùng để giành lại độc lập cho nhân dân. 

Ghi nhớ những đóng góp không thể đong đếm được của Đinh Công Tráng, năm 1992 người dân thông Nham Chàng, Thanh Tân, Thanh Hóa nơi ông đã từng làm cai tổng đã đóng góp và xây dựng đền thờ tưởng nhớ “Lãnh binh” Đinh Công Tráng ngay trên mảnh đất ông từng tập hợp binh lính tham gia chiến đấu chống Pháp từ giai đoạn năm 1873 đến năm 1887. Đây chính là mảnh đất đã gắn với sự  nghiệp chiến đấu vì dân tộc của người anh hùng Đinh Công Tráng. 

>> Bên cạnh Đinh Công Tráng, Phạm Bành cũng là một lãnh tụ quan trọng khác của khởi nghĩa Ba Đình. Xem thêm Phạm Bành.

Đinh Công Tráng không chỉ là vị quan thanh liêm, chính trực mà cong là một nhà cách mạng hăng hái, nhiệt huyết, dám hi sinh bản thân vì độc lập dân tộc. Những đóng góp của Đinh Công Tráng là không thể đong đếm được. Vậy nên, chúng ta cần ghi nhớ những công ơn, những hi sinh của các vị anh hùng, ông cha ta để giành được độc lập như bây giờ.

Tài liệu tham khảo:


TrendingTrang chủ