Tiểu sử Nguyễn Duy Hiệu - Đệ nhất tú tài tham gia khởi nghĩa

Nguyễn Minh Khánh
tháng 2 10, 2023
Last Updated

 Nguyễn Duy Hiệu là người văn võ song toàn, có nhiều đóng góp trong cuộc khởi nghĩa hưởng ứng phong trào Cần Vương chống Pháp giành độc lập dân tộc. Hãy cùng tìm hiểu những chiến công của anh hùng Nguyễn Duy Hiệu qua bài viết dưới đây. 

Tiểu sử Nguyễn Duy Hiệu

tượng Nguyễn Duy Hiệu


Nguyễn Duy Hiệu (có tài liệu ghi là Nguyễn Hiệu) sinh năm 1847 tức năm Đinh Mùi và mất năm 1887, tên được người dân thường gọi là Hường Hiệu. Ông sinh ra tại làng Thanh Hà, huyện Duyên Phúc nay là phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Năm Bính Tý tức 1876, Nguyễn Duy Hiệu thi đỗ cử nhân, ba năm sau là năm 1879 ông tiếp tục đỗ phó bảng và được triều đình bổ nhiệm làm quan phụ đạo tại kinh thành Huế, được phong Hồ lô tự khanh nên được gọi là Hường Hiệu. 

Nguyễn Duy Hiệu là một nhà cách mạng hăng hái, ông tham gia nhiều cuộc tấn công chống giặt giành độc lập cho dân tộc. Một trong những cuộc chiến tiêu biểu ông tham gia là hưởng ứng theo phong trào Cần Vương. 

Tuổi thơ và học vấn

Nguyễn Duy Hiệu sinh ra tại ấp Bến Trễ, làng Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nay là phường Thanh Hà, thành phố Hội An - làng quê nổi tiếng làm nghề gốm sứ. Nguyễn Duy Hiệu sinh ra trong gia đình thuần nông trong hoàn cảnh đất nước rối ren, nhà Nguyễn đang lâm vào cảnh suy vong có nguy cơ mất nước. 

Thuở còn nhỏ, Nguyễn Duy Hiệu nổi tiếng là người thông minh, hiếu học, ông bước vào con đường khoa cử khá sớm và gặt hái được nhiều thành công xuất sắc. Năm 1861, tức Nguyễn Duy Hiệu vừa mới 14 tuổi đã xứng danh “ đệ nhất Tú Tài”.  Bước vào năm 1876, lúc này ông 29 tuổi đỗ Cử nhân. Tiếp đến năm 32 tuổi tức năm 1879 đỗ Phó bảng. 

Sau khi đỗ phó bảng, ông được triều đình bổ nhiệm giữ chức làm quan phụ đạo ở kinh thành Huế. Tới năm 1882, Nguyễn Duy Hiệu 35 tuổi, ông được vua Tự Đức bổ dụng làm thầy dạy học cho Hoàng tử Ưng Đăng, tức là vua Kiến Phúc sau này. Nguyễn Duy Hiệu dạy học trong cung được một thời gian, ông nhận thấy cảnh quan trường chỉ toàn là tư lợi cá nhân, triều đình mất quyết đoán. Đặc biệt, sau khi vua Tự Đức qua đời, các quan lại tranh đoạt quyền lực mặc kệ tình hình đất nước đang đứng trước nguy cơ bị Pháp xâm chiếm. Chán nhìn thấy cảnh tranh quyền đoạt lợi, ông viện cớ mẹ già không ai chăm sóc ở quê nhà rồi về quê chăm sóc mẹ. 

Sự nghiệp

Hưởng ứng lời kêu gọi cứu nước của vua Hàm Nghi trong phong trào Cần Vương, Nguyễn Duy Hiệu cùng Trần Duy Dư, Phan Bá Phiến, Nguyễn Tiểu La (tức Nguyễn Hàm), thành lập Nghĩa Hội Quảng Nam do Trần Duy Tư làm chủ hội. Sau đó ra bản cáo thị kêu gọi toàn dân trong tỉnh cùng đứng lên khởi nghĩa chống giặc bảo vệ độc lập. 

Trong quá trình dấy quân khởi nghĩa, nghĩa quân Quảng Nam bị quân Pháp phản công bao vây. Trước tình hình đó, Trần Duy Dư đã nhường lại chức tổng thủ lĩnh cho Nguyễn Duy Hiệu lãnh đạo nghĩa quân. Nguyễn Duy Hiệu đã chọn thung lũng Trung Lộc, đặt tổng hành dinh với tên gọi là Tân tỉnh Trung Lộc.Từ đó, Nguyễn Duy Hiệu đã tổ chức đi đánh nhiều trận, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại. Trong trận tập kích đơn vị công binh Pháp đang mở đường qua đèo Hải Vân nghĩa quân của Nguyễn Duy Hiệu đã tiêu diệt toàn quân Pháp. Trong trận Bãi Chài nghĩa quân Nguyễn Duy Hiệu đã phá đội ca nô ở vàm Duy Ly trên sông Thu Bồn. 

Vào tháng 2 năm 1886, chỉ huy quân Pháp là Hector đã điều động khoảng bốn trăm lính Pháp cùng hai trăm quân triều đình nước ta do Nguyễn Thân chỉ huy đã rầm rộ tiến vào tấn công căn cứ của Nguyễn Duy Hiệu là Tân tỉnh Trung Lộc. Tại trận kịch chiến ở Gò Mây, nghĩa quân của Nguyễn Duy Hiệu bị đánh bại, bản doanh bị quân Pháp đốt cháy và san bằng. Nhận thấy tình hình không thể chống cự thêm, Nguyễn Duy Hiệu và Phan Bá Phiến liền ra lệnh đánh vượt vòng vây cùng chạy về một làng ở gần cửa biển An Hòa thuộc Tam Kỳ để tạm thời lánh nạn. 

Tuy nhiên, tướng địch Nguyễn Thân sai cho quân theo càn quét sát sao. Lại thất trận ở căn cứ Phước Sơn, Nguyễn Duy Hiệu và Phan Bá Phiến đã thoát được nhưng thế và lực đã không còn đủ sức chống cự. Đây cũng chính là bước đầu lụi tàn của phong trào cứu nước Nghĩa Hội Quảng Nam. 

Cái chết

Sau khi bị truy đuổi và không thể nào tiếp tục kháng chiến lại. Nguyễn Duy Hiệu không thể để nghĩa quân toàn ba tỉnh bị giết hại hết, nghe lời thủ lĩnh Hiệu, Phan Bá Phiến uống thuốc độc tự sát để tránh bị quân địch bắt làm con tin. Nguyễn Duy Hiệu ngay sau khi quyết định giải tán hội đã cho tiêu hủy toàn bộ tài liệu và kế hoạch của hội để quân địch không thể tìm được bất cứ tin tức nào. 

Sau khi chạy thoát khỏi sự bao vây của quân địch, Nguyễn Duy Hiệu đã quay về làng Thanh Hà, vào đền Quan Thánh vái lạy, làm lễ trước mộ thân sinh, vái lạy thầy học và hướng về phía nơi vua Hàm Nghi đang ẩn trú là Nghệ An để vái lạy. 

Sau đó, ông cho người tiết lộ với Nguyễn Thân về vị trí của mình để quân địch đến bắt mình. Mục đích của hành động tự trói mình để dịch bắt nhằm nhận hết trách nhiệm về mình, không làm ảnh hướng đến các chiến sĩ khác. Ông bị bắt ngày 5 tháng 8 năm Bính Tuất tức ngày 21 tháng 9 năm 1887. 

Trên đường bị áp giải về, Nguyễn Duy Hiệu không hề nao núng, lo sợ mà vẫn ung dung, mỉm cười sẵn sàng chịu hình phạt. Sau khi bị áp giải về giam giữ ở Huế, quân triều đình đã dùng danh hoa lợi lộc để mua chuộc, dụ dỗ ông đầu hàng. Với ý chí anh hùng bất khuất, những cám dỗ đó không thể làm lung lay được tinh thần yêu nước của Nguyễn Duy Hiệu. Dùng mọi cách mua chuộc không được, quân địch đã quyết định xử hình ông vào ngày 15 tháng 10 năm 1887 tại pháp trường An Hòa, Huế. Trước khi bị hành hình, ông vẫn nêu cao nhuệ khí chiến đấu vì dân tộc bằng bài thơ tuyệt mệnh cho đời sau. 

“Ký ngữ phù trầm tư thế giả,

Hưu tương thành bại luận anh hùng”.

Tạm dịch 

“Nhắn bảo nỗi chìm ai đó tá?

Chớ đem thành bại luận anh hùng”.

Tưởng nhớ công lao

Mặc dù cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Duy Hiệu và nghĩa quân sau cùng đều thất bại nhưng đây chính là những sự hi sinh đóng góp phần quan trọng trong công cuộc giành độc lập của quân và dân ta. 

Vào đúng ngày Trung thu năm 1887, Nguyễn Duy Hiệu đã bị chém đầu thị chúng nhằm răn đe những người dân yêu nước đứng lên khởi nghĩa. Tuy nhiên, vị anh hùng Nguyễn Duy Hiệu hy sinh anh dũng đó đã càng tăng thêm ý chí và động lực cho nhân dân đứng lên chiến đấu. 

Sau khi qua đời, phần mộ của Nguyễn Duy Hiệu được xây dựng tại xã Cẩm Hà, Hội An.

mộ Nguyễn Duy Hiệu
Mộ Nguyễn Duy Hiệu

Để tưởng nhớ công lao của anh hùng Nguyễn Duy Hiệu, ngày nay cứ vào các dịp lễ tết hoặc ngày dỗ, chính quyền địa phương và con cháu hậu duệ đều tổ chức cúng viếng để tưởng nhớ ông vào ngày 15 tháng 10 hằng năm. 

>> Có thể bạn muốn biết thêm về anh hùng Tiểu La Nguyễn Thành đã cùng Nguyễn Duy Hiệu tham gia nghĩa hội Quảng Nam.

Holaai.org vừa gửi đến bạn đọc tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp to lớn của Nguyễn Duy Hiệu trên quan trường và chiến trường. Chính ý chí bất khuất, kiên cường, luôn chiến đấu hết mình vì nhân dân, vì độc lập dân tộc của anh hùng Nguyễn Duy Hiệu đã tiếp thêm sức mạnh cho các chiến sĩ tham gia vào các phong trào chiến đấu sau này. Đây chính là những vị anh hùng dũng cảm để chúng ta khắc ghi lòng biết ơn đến suốt đời. 

TrendingTrang chủ