Đầm Thị Nại được biết đến như một địa điểm diễn ra những trận thủy chiến khốc liệt nhất trong lịch sử Việt Nam. Dưới đây, lịch sử và vị trí địa lý của đầm Thị Nại sẽ được chúng tôi gửi đến bạn đọc.
Vị trí địa lý
Đầm Thị Nại còn có tên gọi Hải Hạc Đàm là đầm nước mặn lớn nằm gần thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam. Trong đó, tên gọi Hải Hạc Đàm có nguồn gốc từ người Chăm Pa, tên gọi đầy đủ là Thi Lị Bi Nại. Đầm Thị Nại có tổng diện tích 5.060 ha, chiều rộng 4km, chiều dài trên 10km, độ sâu 1,2m. Đây là một trong 4 đầm nước mặn lớn nhất tỉnh Bình Định. Ngày nay, một phần của đầm Thị Nại được sử dụng làm cảng biển Quy Nhơn.
Đầm Thị Nại |
Đầm nước mặn này được ngăn cách với biển Đông bởi bán đảo Phương Mai, là nơi hai con sông Hà Thanh và sông Côn hội tụ. Nước trong đầm thông với nước biển Đông thông qua cửa Thị Nại. Đầm Thị Nại nằm tại vị trí 109°11'06" – 109°18'30" kinh độ Đông và 13°45'20" – 13°55'10" vĩ độ Bắc, tiếp giáp với các khu vực sau đây: thành phố Quy Nhơn (phía nam), vịnh Quy Nhơn (phía đông), huyện Phù Cát (phía bắc), huyện Tuy Phước (phía Tây).
Lịch sử đầm Thị Nại
Thị Nại xưa kia vũng chiến trường,Nổi chìm thế sự mấy triều Vương...Non mây nghi ngút nơi binh dữ,Biển ráng chưa tan bọt máu hường.Nhạn lãnh sóng vờn gương đế báPhương Mai rừng đắp vết tang thương.Bùi ngùi ngắm cảnh quay trông lạiLớp lớp xe ai rộn phố phường!
Trận Thị Nại năm 1792
Trước trận chiến, Nguyễn Ánh phong Olivier trở thành Vệ úy quân Thần Sách mang 128 chiến thuyền, vũ khí mới, lương thực tổ chức tập trận chuẩn bị cho chiến dịch. Nguyễn Ánh còn trực tiếp chỉ huy các tướng tham gia trận Thị Nại gồm có: Tôn Thất Huy, Nguyễn Văn Thành, Phạm Văn Nhân, Nguyễn Văn Trương và Nguyễn Kế Nhuận.
Trận Thị Nại năm 1801
Khác với trận Thị Nại lần thứ nhất, trận Thị Nại năm 1801 cực kỳ khốc liệt. Thậm chí trận đánh này còn được so sánh với trận Xích Bích thời Tam Quốc. Năm 1800, cả quân đội Nguyễn Ánh và Tây Sơn đều tăng cường binh lực cho trận đại thủy chiến.
Lúc này, tướng Võ Tánh đang bị quân Tây Sơn bao vây ở thành Quy Nhơn. Đa phần lực lượng quân Tây Sơn đều tập trung bao vây thành. Nguyễn Ánh nóng lòng muốn cứu giúp nhưng đều không thành. Vì vậy, Nguyễn Ánh dự định vượt Thị Nại đánh Phú Xuân rồi quay lại cứu Võ Tánh sẽ dễ thực hiện hơn.
Về binh lực, chúa Nguyễn huy động 8000 quân tinh nhuệ, 4 chiến hạm, 40 chiến thuyền bản xứ. Trong số đó, có 5 chiến thuyền trang bị được 46 khẩu đại pháo, 18 chiếc khác trang bị từ 20 đến 26 khẩu pháo, 100 thuyền lớn chèo tay, 200 thuyền nhỏ. Ở miền Nam, thái tử Cảnh chiêu mộ thêm 10.000 quân bổ sung vào đạo quân này. Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn cho đóng thêm 50 chiến thuyền bổ sung cho hạm đội. Lúc này, thủy quân của chúa Nguyễn đã vượt cả thủy quân các nước phương Tây đang đồn trú ở Ấn Độ.
Về phía Tây Sơn, toàn bộ thủy quân đều tập trung phòng thủ ở Thị Nại. Họ thiết lập một phòng tuyến mà sĩ quan Pháp Jean-Baptiste Chaigneau đang phục vụ Nguyễn Ánh phải thốt lên rằng "Không thể vượt qua được".
Ngày 27 tháng 2 năm 1801, quân đội Nguyễn Ánh tiến sát đến cù lao Hàn. Đêm đó, Võ Di Nguy và Lê Văn Duyệt được lệnh đem 1200 quân bí mật đổ bộ trên bãi cát. Đến 10 giờ 30, Nguyễn Văn Trương ra lệnh bắn đại bác báo hiệu tổng tiến công. Đích thân Nguyễn Ánh đốc chiến ba quân.
Đạo quân của Võ Di Nguy và Lê Văn Duyệt dũng mãnh xông lên giữa làn mưa đạn. Đạn pháo từ các tàu chiến Tây Sơn và các công sự phòng thủ nã xuống dữ dội. Võ Di Nguy bất ngờ trúng đạn ngay đầu, chết ngay tại chỗ. Chủ tướng đột ngột tử trận khiến cánh quân này đang xung phong đột ngột dừng lại. Lê Vặn Duyệt thẳng tay chém chết chỉ huy lâm trận sợ hãi, tự mình dẫn đầu, thúc đẩy binh sĩ xông vào trận địa quân địch. Quân Tây Sơn bị tấn công bất ngờ bị thiệt hại lớn. Lê Văn Duyệt càng đánh càng hăng, xông lên đốt phá thuyền, thủy trại Tây Sơn.
Quân chủ lực do Nguyễn Văn Trương, Tống Phước Lương chỉ huy đánh tan 3 chiến thuyền Tây Sơn, tiến hành đổ bộ. Trận chiến giữa 2 bên diễn ra vô cùng ác liệt, đánh từ 3 giờ sáng đến tận giữa trưa hôm sau mới kết thúc. Mặc dù các chiến thuyền Tây Sơn đều bị đốt cháy nhưng quân Tây Sơn quyết tử thủ trong các công sự phòng ngự.
Kết quả trận Thị Nại, quân đội triều Nguyễn giành được thắng lợi cuối cùng. Sử sách ghi chép 2 số liệu khác nhau về thiệt hại của quân Tây Sơn. Số liệu thứ nhất ghi lại quân Tây Sơn thiệt hại 20.000 quân, 1800 tàu, 600 đại bác. Số liệu thứ hai lại chép quân Tây Sơn thiệt hại 50.000 binh sĩ. Quân đội triều Nguyễn chỉ mất 600 lính.
Đầm Thị Nại danh thắng thời hiện đại
Ngày nay, tiếng súng đã lùi xa, đầm Thị Nại đã trở thành danh thắng nổi tiếng của quốc gia. Cầu Thị Nại đã được xây dựng nối liền bán đảo Phương Mai với thành phố Quy Nhơn. Khi đến với đầm Thị Nại, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ với khu rừng ngập mặn là nơi sinh sống của nhiều loài chim và cá.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận hưởng cảm giác thư giãn khi đi thuyền trên đầm nước trong xanh, ngắm nhìn hoàng hôn buông xuống nơi chân trời. Hơn nữa, lữ khách phương xa đến với danh thắng này còn có cơ hội thưởng thức đặc sản như cá Nục Vọng, cá Nục Gai, nước mắm Gò Bồi.
>> Bạn có muốn biết thêm về dũng tướng Lê Văn Duyệt.
Holaai.org vừa gửi đến bạn câu chuyện về 2 trận thủy chiến tại đầm Thị Nại, vị trí địa lý và lịch sử của danh thắng này. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về lịch sử của dân tộc và mong rằng chúng ta sẽ còn dịp gặp lại nhau.