Hiệp ước Hác Măng - Nguyên nhân ký kết, nội dung từ SỬ SÁCH

Nguyễn Minh Khánh
tháng 4 25, 2023
Last Updated

 Hiệp ước Hác Măng (Harmand) hay còn gọi là hòa ước Qúy Mùi 1883 đã tạo nên bước ngoặt trong lịch sử Việt Nam. Vậy, nguyên nhân và nội dung hiệp ước này là gì? Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về hiệp ước này.

Bối cảnh lịch sử

Lúc này, vua Tự Đức vừa mới băng hà vào ngày 17 tháng 7 năm 1883. Vua Hiệp Hòa được chọn kế vị nhưng vẫn chưa chính thức lên ngôi. Ở Bắc Kỳ, quân Pháp thắng quân Cờ Đen chiếm Hải Phòng, tiến đến Hải Dương.

Hiệp ước Hác Măng


Quan toàn quyền Harmand và thiếu tướng Courbet đem hải quân tiến đánh Thuận An. Ngày 15 đến 18 tháng 7 năm 1883, thành lũy bảo vệ kinh đô nhà Nguyễn là Trấn Hải thành bị công phá. Các quan thủ thành gồm Lê Sĩ, Lê Chuẩn tử trận, Lâm Hoành, Trần Thúc Nhẫn tự vẫn.

Khi đó, kinh đô nhà Nguyễn nằm trong trạng thái bị uy hiếp. Quân Pháp đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng trên chiến trường.

Nguyên nhân kí kết hiệp ước

Các nguyên nhân dẫn đến hiệp ước Harmand được ký kết như sau:
  • Triều đình nhận thấy tình hình chiến sự đã nguy cấp, cho quan lại xin hòa với Pháp.
  • Pháp tận dụng những chiến thắng trên chiến trường, tình hình rối ren của triều đình nhà Nguyễn để đưa ra các điều khoản có lợi cho Pháp.

Nội dung hiệp ước Hác Măng

Ngày 25 tháng 8 năm 1883, Harmand, De Champeaux, Trần Đình Túc, Nguyễn Trọng Hợp ký kết hiệp ước Hác Măng.
Sách Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim ghi lại chính xác nội dung Hiệp ước Hác Măng như sau:
Tờ Hòa ước có 27 khoản :
- Khoản thứ nhất nói rằng : Nước Nam chịu nhận nước Pháp bảo hộ, có việc gì giao thiệp với ngoại quốc thì phải do nước Pháp chủ trương.
- Khoản thứ hai : Tỉnh Bình Thuận thuộc về Nam Kỳ.
- Khoản thứ ba : Quân Pháp đóng giữ ở núi đèo Ngang và ở Thuận An.
- Khoản thứ sáu : Từ tỉnh Khánh Hòa ra đến đèo Ngang thì quyền cai trị thuộc về Triều đình.
 Những khoản sau nói rằng viên khâm sứ ở Huế được quyền tự do ra vào yết kiến nhà vua. Còn đất Bắc Kỳ kể từ đèo Ngang trở ra thì nước Pháp đặt công sứ ở các tỉnh để kiểm soát những công việc của quan Việt Nam. Nhưng người Pháp không dự vào việc cai trị ở trong hạt.

Sau khi ký kết, tờ hiệp ước được chuyển về nước Pháp để duyệt rồi mới tuyên bố với dân chúng. Harmand quay lại Bắc Kỳ tiếp tục lo việc đánh dẹp.

Hậu quả

Hiệp ước Harmand đã để lại hậu quả như sau:
  • Đại Nam phải chịu sự bảo hộ của Pháp.
  • Triều đình từ bỏ một bộ phận trách nhiệm lãnh đạo các cuộc chiến chống lại quân đội Pháp.
  • Người Pháp gia tặng việc kiếm soát các công việc của quan lại triều Nguyễn.
  • Bình Thuận chính thức trở thành thuộc địa của Pháp.
  • Quân đội Pháp được phép đóng quân ở một số vị trí chiến lược (núi đèo ngang và Thuận An).

Nhận xét

Chính sách đối ngoại và đối ngoại của Đại Nam đã chính thức bị Pháp kiểm soát. Sau hiệp ước Hác Măng, nước Đại Nam dần dần bước vào giai đoạn lệ thuộc vào Pháp cho đến khi trở thành quốc gia nửa thuộc địa.
>> Có thể bạn muốn biết thêm hiệp ước cuối cùng mà nhà Nguyễn ký kết với Pháp. Xem bài viết hiệp ước Pa tơ nốt.
Holaai.org vừa gửi đến bạn về nguyên nhân, bối cảnh, nội dung, hậu quả và nhận xét về hiệp ước Hác Măng. Hẹn gặp bạn trong những bài viết tiếp theo trong chủ đề lịch sử Việt Nam và thế giới.
Tài liệu tham khảo:
  • Sách Việt Nam Sử Lược, tác giả Trần Trọng Kim, trang 220 - 221. Link tham khảo: https://cvdvn.files.wordpress.com/2018/03/viet-nam-su-luoc-tran-trong-kim1.pdf

TrendingTrang chủ