Trong giai đoạn đầu khi thực dân Pháp đô hộ Việt Nam, hàng loạt các phong trào của nhiều sĩ phu yêu nước đã được tổ chức. Trong đó, phong trào Duy Tân như một đốm lửa đã thổi bùng tinh thần khai dân trí của nước Việt. Vậy phong trào Duy Tân có gì nổi bật? Thực hiện ra sao?
Lực lượng tham gia phong trào Duy Tân
Tình cảnh đất nước Việt Nam đang đứng trước tình trạng nguy khốn, nhân dân rơi vào cảnh lầm than. Vì vậy, các thương nhân, quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đứng lên phát động phong trào Duy Tân. Đây là một cuộc vận động cải cách tại miền Trung Việt Nam diễn ra từ năm 1906 - 1908, phong trào chú trọng đi theo cái mới và cải tổ loại bỏ những cái cũ lạc hậu.
Phong trào Duy Tân |
Đứng đầu phong trào là Phan Châu Trinh. Ngoài ra còn có các sĩ phu yêu nước khác như: Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ,... Tuy nhiên phong trào đã nhanh chóng kết thúc sau khi bị thực dân Pháp đàn áp.
Mục đích và chủ trương
Mục đích
Mục đích duy nhất của phong trào Duy Tân đó là cải cách, duy tân, khôi phục độc lập dân tộc và phát triển đất nước với mục tiêu cấp bách hiện tại là nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, mở mang trình độ hiểu biết cho người dân. Từ đó giúp người dân có ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Chủ trương
Phan Châu Trinh chủ trương chỉ đạo thực hiện phong trào đấu tranh ôn hòa, không bạo động, thực hiện cải tổ về mọi mặt của xã hội về: Kinh tế, Văn hóa, Xã hội, Giáo dục một cách toàn diện. Một số hoạt động thực tế được tổ chức như: mở trường dạy học, lập nhà buôn, mở rộng phát triển kinh tế,...
Phong trào Duy Tân còn được biết đến với chủ trương đi theo con đường dân chủ tư sản. Được tổ chức công khai dưới hình thức cải cách xã hội, nâng cao dân trí và dân quyền. Tuy nhiên chủ trương này của Phan Châu Trinh được xem là sai lầm vì đã dựa vào Pháp để giải phóng dân tộc.
Tóm tắt phong trào Duy Tân
Phong trào được phát động và nổi lên từ năm 1906 do Phan Châu Trinh lãnh đạo. Một trong những hoạt động tiêu biểu của phong trào này chính là sự ra đời của trường Đông Kinh Nghĩa Thục với sự đóng góp của nhiều thân sĩ Bắc Hà.
Phan Châu Trinh đã chủ trương lợi dụng Pháp để đưa đất nước trở nên giàu mạnh. Ông đã gửi một bức thư bằng chữ Hán cho toàn quyền Jean Beau vạch trần chế độ Phong kiến lạc hậu, thối nát. Trong bức thư ông cũng yêu cầu Pháp phải thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Việt đồng thời còn thực hiện sửa đổi một số chính sách cai trị của Pháp dành cho Việt Nam.
Song song với việc đó, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng cũng thực hiện phương châm “tự lực khai hóa”. Họ đã đi khắp các tỉnh miền Trung và một số tỉnh lân cận để vận động nhân dân tham gia phong trào Duy Tân.
Trong quá trình phong trào mở rộng đã bộc lộ ra hai khuynh hướng rõ rệt. Một số sĩ phu yêu nước như Nguyễn Đình Liên, Lê Văn Huân lại muốn thực hiện cách mạng thiên về khuynh hướng bạo động vũ trang. Còn một số khác như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng lại muốn thực hiện cách mạng theo hướng cải cách nghị viện, ôn hòa. Họ vận động mở trường học, cải đổi phong tục tập quán và thay đổi lối sống.
Phong trào Duy Tân ngày càng lan rộng và nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Đến năm 1908, nhân dân Trung Kỳ đã đứng lên đấu tranh với mục đích "chống đi phu, đòi giảm sưu thuế". Một số lãnh đạo chủ chốt của cuộc nổi dậy kháng thuế cũng hoạt động phong trào Duy Tân.
Kết quả
Phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kỳ đã được bắt đầu thực hiện từ các địa phương như: Tam Kỳ, Hòa Vang, Đại Lộc, Thăng Bình, Duy Xuyên trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Sau đó lan rộng ra các tỉnh: Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Phú Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Nghệ An,...
Nhận thấy mối đe dọa, chính quyền thực dân Pháp đã đóng của toàn bộ trường học, giải tán hội buôn. Đồng thời còn ra lệnh truy bắt tất cả những người liên quan đến phong trào kháng thuế, trong đó có thành viên phong trào Duy Tân.
Các thành viên nòng cốt của phong trào như: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân, Ngô Đức Kế,... bị bắt và đày ra Côn Đảo. Cuối tháng 5 năm 1908, phong trào Duy Tân chính thức kết thúc.
Tuy phong trào chỉ duy trì trong thời gian ngắn và nhanh chóng thất bại nhưng không thể chối bỏ được tinh thần yêu nước cũng như tư tưởng Cách mạng tiến bộ của một bộ phận sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Nó cũng cho thấy nhu cầu cấp thiết về việc xây dựng đường lối đấu tranh chống thực dân Pháp. Tạo bước đệm vững chắc cho công cuộc giải phóng đất nước trong tương lai.
Hạn chế của Phong trào Duy Tân là gì?
Có thể nói, phong trào đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của nước ta trong giai đoạn Phong trào này đã đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc bấy giờ. Đồng thời cón có tác động tích cực đến tư tưởng cũng như hành động của một bộ phận quan lại triều đình. Tuy nhiên phong trào này vẫn còn tồn đọng nhiều hạn chế như:
- Các đề nghị cải cách còn mang tính rời rạc, chưa được đồng bộ.
- Chưa giải quyết triệt để được các mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam, cụ thể là mâu thuẫn giữa nhân sân với chính quyền thực dân, mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
- Phong trào Duy Tân còn bị hạn chế bởi tính khả thi và bị giới hạn bởi chính sách của nhà cầm quyền Pháp.
Ý nghĩa của phong trào Duy Tân đối với lịch sử Việt Nam
Phong trào có ý nghĩa khơi dậy tinh thần yêu nước, tư tưởng Cách mạng đổi mới. Tấn công trực diện vào hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu, bảo thủ nhằm làm thay đổi chế độ tư tưởng Phong kiến giai đoạn bấy giờ. Đồng thời phong trào này còn mang tính thời đại, góp phần tạo tiền đề vững chắc cho công cuộc giải phóng dân tộc trong tương lai.
Vì sao phong trào Duy Tân lại thất bại?
Trọng tâm của phong trào này đó là loại bỏ cái cũ lạc hậu và thay thế thành cái mới tiến bộ, tập trung vào việc nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, giành lại chính quyền. Chủ trương của phong trào đi theo con đường dân chủ, thực hiện công khai bằng hình thức cải cách xã hội, nâng cao dân trí, dân quyền. Tuy nhiên sai lầm lớn nhất của Phan Châu Trinh trong phong trào này đó là tìm kiếm sự ủng hộ từ Pháp.
Đến năm 1908, khi nhân dân miền Trung nổi dậy đòi giảm thuế, một số lãnh đạo của phong trào chống sưu thuế lại thuộc phong trào Duy Tân. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến đường lối cai trị của nhà Nguyễn và Pháp. Vậy nên chúng mới thẳng tay đàn ám, khám xét và bắt giữ toàn bộ những người có liên quan, đóng cửa trường học, giải tán hội buôn. Chúng đã ra lệnh xử tử những ai liên quan đến phong trào sưu thuế và đày những người liên quan đến phong trào Duy Tân. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất bại của phong trào.
Còn về nguyên nhân xâu xa, tất cả những cải cách của Phan Châu Trinh đều bị triều đình Huế từ chối vì sự bảo thủ, lạc hậu, không muốn đổi mới. Điều này đã làm cho xã hội Việt Nam lúc bấy giờ rơi vào bế tắc, làm cho các chính sách rời xa thực tế. Trong khi đó, những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội vẫn chưa được giải quyết triệt để như: mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
>> Bạn có muốn biết thêm về các cuộc cách mạng tư sản cùng thời kỳ. Xem bài viết phong trào Đông Du.
Có thể nói, phong trào Duy Tân là một trong những cuộc cách mạng mang tư tưởng theo khuynh hướng tư sản đổi mới với mục đích nâng cao dân trí, phát triển kinh tế. Từ đó, chấn hưng dân khí để mưu cầu một cuộc đấu tranh giành lại đất nước về sau. Đây là một con đường Cách mạng đúng đắn, phù hợp với xu thế của thời đại văn minh. Tiếc rằng nước Việt Nam lúc bấy giờ vẫn còn tồn tại chính sách thống trị cực đoan, chế độ phong kiến lạc hậu, bảo thủ. Vậy nên, công cuộc duy tân của Phan Châu Trinh vào đầu thế kỷ XX vẫn còn dang dở. Tuy vậy, phong trào Duy Tân đã để lại nhiều bài học quý báu cho công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước trong tương lai.