Thiên hoàng Minh Trị được xem là vị vua vĩ đại của đất nước mặt trời mọc với nhiều công lao vĩ đại. Với nhiều công cuộc cải cách đổi mới, ông đã làm xoay chuyển đại cục, đưa Nhật Bản bước sang một trang mới. Từ một đất nước Phong kiến lạc hậu, là miếng mồi ngon của các nước u Mỹ đã trở thành cường quốc. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm qua cuộc đời, sự nghiệp, những cải cách và công lao của bậc minh quân này.
Tiểu sử Thiên Hoàng Minh Trị
Thiên hoàng Minh Trị Mutsuhito được sinh ngày 3 tháng 11 năm 1852 tại vùng đất Kyoto, Nhật Bản. Ông là con trai thứ của Thiên Hoàng Hiếu Minh và bà Nakayama Yoshiko (là một phi tần nhỏ, con gái của lãnh chúa Nakayama Tadayasu thuộc gia tộc Fujiwara).
Chân dung thiên hoàng Minh Trị |
Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) là vị vua thứ 122 của Nhật Bản tính theo danh sách thống trị của Thiên Hoàng. Theo truyền thống Nhật Bản, Thiên hoàng không có họ mà chỉ có tên, gọi là Mutsuhito. Ông được người dân gọi như vậy sau khi mất. Tuy nhiên, người nước ngoài thường gọi ông là Nhật Hoàng Mutsuhito hoặc Mutsuhito.
Thiên hoàng Minh Trị được đánh giá là một minh quân có công lớn nhất trong lịch sử xây dựng đất nước Nhật Bản. Ông đã đưa ra đường lối chính trị canh tân đất nước với hàng loạt các chính sách hiện đại, giúp Nhật Bản nhanh chóng trở thành một cường quốc lớn mạnh. Ngày 30 tháng 7 năm 1912, thiên hoàng Minh Trị qua đời,
Sự nghiệp
Lên ngôi
Thiên hoàng Minh Trị Mutsuhito là người duy nhất còn sống sót trong tổng số 6 người con của Thiên hoàng Kōmei. Theo phong tục của Nhật Bản, Mutsuhito sẽ được sống tại gia đình Nakamura tại Kyoto. Dưới sự bao bọc của gia đình hoàng gia, Mutsuhito đã dần trở thành một người nhút nhát, yếu đuối và không có chính kiến.
Vào ngày 30/1/1867, thiên hoàng Hiếu Minh băng hà. Mutsuhito lúc này chỉ mới 15 tuổi và đã được tôn làm Thiên hoàng, chính thức nối ngôi ngày 3 tháng 2 năm 1867.
Đến ngày 12 tháng 10 năm 1868, Thiên hoàng Mutsuhito đã tổ chức lễ đăng cơ tại Tử Thần điện ở cố đô Kyoto, lấy thụy hiệu là Minh Trị và đã tuyên bố 5 lời tuyên thệ trước toàn dân.
Thiên Hoàng Minh Trị lên ngôi trong lúc đất nước Nhật Bản đang có sự biến động lớn về tình hình chính trị. Nổi bật nhất phải kể đến sự kiện “Bế quan tỏa cảng” của Phó đề đốc Hoa Kỳ. Tiếp theo đó là hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng được ký kết với các nước phương tây. Nhưng lúc này Thiên hoàng còn quá nhỏ, chỉ là một vị vua bù nhìn.
Tuy nhiên, dựa vào sự ủng hộ của các lãnh chúa và công thần, họ đã đứng lên đấu tranh và giành được thắng lợi. Đây cũng là sự kiện mang tính bước ngoặt trong việc thay đổi tư duy và hình thành tính cách của Thiên hoàng Minh Trị. Từ đó xây dựng tiền đề để tạo nền tảng vững chắc cho các cuộc biến động năm 1877 - 1878.
Ngày 4 tháng 11 năm 1868, sau khi xem xét các lợi thế về Kinh tế, Địa lý, Chính trị, Thiên hoàng Minh Trị đã quyết định cho dời kinh đô Nhật Bản từ Kyoto sang Tokyo.
Lật đổ Mạc phủ Tokugawa
Năm 1853, Mỹ đã uy hiếp Nhật phải đồng ý ngoại thương trong hòa bình hoặc nhận trái đắng của chiến tranh. Đến năm 1854, Mạc phủ Tokugawa đã ký hiệp định cho phép tàu thuyền của Mỹ cập cảng Hakodate (ở Hokkaido) và Shimoda (ở Shizuoka). Lần lượt theo đó Mạc phủ cũng đã ký kết các hiệp định có thỏa thuận tương tự với Anh, Hà Lan, Pháp, Nga.
Nhật Bản đã buộc phải mở tất cả 6 hải cảng để nước ngoài được tự do thông thương và không có quyền áp đặt bất cứ thuế quan nào lên hàng hóa. Đặc biệt, công dân nước ngoài nếu có phạm tội ở Nhật cũng sẽ không bị xét xử theo luật pháp của Nhật mà sẽ bị xử ở tòa đại sứ nước ngoài. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho các vụ cướp bọc, hành hung, hiếp dâm hoặc các tội trạng khác đều được xử rất nhẹ. Tất cả đều đã ảnh hưởng đến lòng tự tôn dân tộc và thái độ nhún nhường, hèn nhát của Mạc phủ đã khiến đại đa số Lãnh chúa phật lòng. Cuối năm 1867 nhân dân khắp nơi nổi lên chống lại chính quyền, không nộp thuế và tấn công lại người thi hành công vụ.
Năm 1868, được sự ủng hộ của các lãnh chúa Daimyō cùng tầng lớp tư sản, cuộc Duy tân Minh Trị đã được tiến hành dưới ngọn cờ của Thiên hoàng Minh Trị. Chính quyền Mạc phủ chính thức bị lật đổ.
Canh tân đất nước
Sau khi Mạc phủ Tokugawa bị lật đổ, Nhật Bản đã chính thức được thống nhất dưới sự trị vì của Thiên hoàng. Tư tưởng tiến bộ cùng sự hậu thuẫn của các lãnh chúa và cũng như tầng lớp tư sản, hàng loạt các cải cánh sáng suốt về mặt Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Giáo dục đã giúp nước Nhật phát triển vượt bậc. Thiên hoàng Minh Trị đã bãi bỏ các chức sắc thời Phong kiến, đưa quân đội và nền chính trị theo con đường Tây hóa. Trong suốt thời gian trị vì đất nước, Thiên hoàng đã đưa ra nhiều chính sách canh tân như:
- Ngày 4/01/1882: Ban bố “Quân nhân Sắc luận”
- Năm 1885: Bãi bỏ chế độ Thái chính quan cũ, xây dựng chế độ Nội các theo các nước phương Tây.
- Năm 1889: Ban bố Đại Nhật Bản Đế Quốc Hiến pháp, đây cũng là bản Hiến pháp đầu tiên của Nhật Bản.
- Năm 1890: Ban bố Giáo dục sắc ngữ, lấy việc phục tá hoàng vận, chí trung chí hiếu làm nền tảng cốt lõi.
Thiên Hoàng Minh Trị và cuộc Duy Tân đất nước
Nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng lạc hậu so với các nước phương Tây, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện hàng loạt các cải cách mang tính chất tiến bộ vượt khỏi thời đại phong kiến mà ông là người lãnh đạo. Dưới đây là một số nội dung duy tân Minh Trị đã được thực hiện:
Chính sách giáo dục
Việc cải tổ lại nền giáo dục được chú trọng đặc biệt. Năm 1872, Nhật bản ban hành một số điều lệ và chính sách về giáo dục. Thi hành chế độ Giáo dục bắt buộc đối với việc tạo ra nhiều hội truyền bá học thuật, khoa học,... Nhật Bản còn thành lập một trường Đại học Lục quân chuyên đào tạo về quân sự.
Bên cạnh đó, Thiên hoàng Minh Trị còn áp dụng chính sách cử học sinh sang các nước phương Tây du học, tiếp cận kiến thức tiên tiến về Chính trị, Kinh tế, Quân sự.Chương trình Giáo dục bắt buộc đối với học sinh từ 6 - 14 tuổi và miễn phí 100% đối với các môn học áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Về Chính trị - Xã hội
Thiên hoàng Minh Trị đã đưa ra chính sách Phế phiên luyện tập để xóa bỏ quyền lực của các thế lực tàn dư. Quyền lực sẽ được tập trung vào giai cấp tư sản, đồng thời tuyên bố “tứ dân bình đẳng”.
Về kinh tế
Thiên hoàng Minh Trị ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập quy định tiền tệ thống nhất. Chủ trương xây dựng và trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển chủ nghĩa tư bản đến tận cùng của các vùng nông thôn.
Về quân đội
Thiên hoàng định hướng tổ chức và huấn luyện Quân đội theo hướng phương Tây. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, ngoài ra đẩy mạnh mua và sản xuất vũ khí đạn dược. Hơn thế nữa còn mời thêm giảng viên nước ngoài về giảng dạy và cử sĩ quan đi học tại các nước phương Tây.
Tôn giáo
Nhật Bản lựa chọn Thần đạo thay thế cho Phật giáo trở thành quốc đạo của Nhật Bản. Thần đạo này mang tư tưởng chủ nghĩa yêu nước, tôn sùng Thiên hoàng, đặt Thiên hoàng như một vị thần.
Có thể nói Thiên hoàng Minh Trị được Nhật Bản xem là đấng minh quân đưa đất nước trở thành cường quốc, thoát khỏi sự lăm le xâm chiếm của các nước phương Tây, là đất nước duy nhất tại châu Á đủ sức cạnh tranh với Nga, Hoa Kỳ, Đức.
>> Bạn có muốn biết thêm về cuộc Duy Tân Minh Trị.
Công lao của Thiên hoàng Minh Trị
Trong suốt chặn đường lịch sử của Nhật Bản, ông được đánh giá là người có công lao lớn nhất khi đề ra đường lối chính trị canh tân đất nước trở nên hùng mạnh. Ông lên ngôi trong lúc Nhật Bản có nhiều biến động lớn như sự kiện “Bế quan tỏa cảng” của Phó Đề đốc Hoa Kỳ, hàng loạt các bản hiệp ước bất bình đẳng được ký kết. Sau khi dời đô từ Kyoto về Tokyo, Thiên hoàng Minh Trị đã ban hành Hiến pháp đầu tiên của Nhật Bản năm 1889, đây chính là bước đệm vững chắc để Nhật Bản trở thành đất nước quân chủ lập hiến.
Dù đây là một cuộc cách mạng không triệt để nhưng đã tạo nên một hệ thống chính trị hoàn chỉnh theo đường lối tư bản chủ nghĩa và đế quốc chủ nghĩa. Từ những chiến thắng vang dội trong cuộc chiến tranh Thanh Nhật (Trung Quốc thời Mãn Thanh) và chiến thắng đế quốc Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật.
Các di sản nổi tiếng
Đền thờ thiên hoàng Minh Trị nơi tưởng niệm Thiên hoàng và Hoàng hậu Shoken được xây dựng vào năm 1920. Để có thể đi vào đền thờ, bạn phải vượt qua Ga Harajuku và đến một khu rừng rộng lớn. Băng qua khỏi khu rừng sẽ đến cổng Torii đánh dấu điểm khởi đầu của khuôn viên ngôi đền.
Trước khi bước vào đền, tất cả mọi người đều phải thực hiện thủ tục rửa tay. Nhất định phải đọc kỹ hướng dẫn để làm đúng theo quy định, tuyệt đối không được uống nước từ vòi hay muỗng tre.
Một khu vực nổi tiếng khác trong khuôn viên đền thờ đó là giếng đào “Kiyomasa no ido”. Giếng này được đặt theo tên của một chỉ huy quân đội đã từng đào giếng 400 năm trước.
Giếng nước luôn duy trì nhiệt độ trung bình là 15 độ C. Không ai biết nguồn nước này từ đâu mà có, nhưng chính vì sự bí ẩn này đã khiến người dân tin rằng giếng nước mang đến điềm lành, may mắn cho mọi người.
>> Bạn có muốn biết thêm về người kế vị thiên hoàng Minh Trị không? Xem thêm bài viết thiên hoàng Taishō.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến Thiên hoàng Minh trị cũng như những cải cách hiện đại của ông. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vị Thiên hoàng tài ba cũng như chặn đường chuyển mình đầy ngoạn mục của Nhật Bản.