Tường thuật diễn biến trận Vân Đồn năm 1288 - Chỉ huy là ai?

Nguyễn Minh Khánh
tháng 5 31, 2023
Last Updated

 Trận Vân Đồn năm 1288 là một trận thủy chiến lớn, tạo bước ngoặt trong cuộc chiến tranh giữa nhà Nguyên và Đại Việt lần thứ ba. Vậy, trận đánh này có diễn biến như thế nào? Do ai chỉ huy? Chúng ta hãy cùng khám phá sau đây.

Chỉ huy trận Vân Đồn là ai?

Về phía Đại Việt, chỉ huy là tướng Trần Khánh Dư (được phong Thiên tử nghĩa nam tức con nuôi của vua). Về phía quân Mông Nguyên, chỉ huy thủy quân là Ô Mã Nhi, tướng Trương Văn Hổ chịu trách nhiệm vận chuyển lương thực.

trận Vân Đồn


Bối cảnh lịch sử

Trước khi trận Vân Đồn diễn ra, Trần Khánh Dư được lệnh chặn thủy quân Ô Mã Nhi ngoài cửa biển. Tuy nhiên, quân của Trần Khánh Dư bị Ô Mã Nhi đánh bại. Quân Mông Nguyên kéo ra đón các thuyền vận chuyển quân lương của Trương Văn Hổ. Vua Trần hay tin, sai sứ giả đến hỏi tội Trần Khánh Dư.

Khi đó, Trần Khánh Dư dù thua vẫn không nản, nghĩ kế phục thù. Ông nói với sứ giả:

Tôi sai tướng lệnh đành thôi chịu tội, nhưng xin khoan cho tôi một vài hôm, may mà tôi lập được công khác để chuộc tội chăng?

(Trích dẫn sách Việt Nam Sử Lược - tác giả Trần Trọng Kim)

Tường thuật diễn biến trận Vân Đồn năm 1288

Ô Mã Nhi vừa mới thắng trận, chủ quan khinh địch, nên tiến về hội quân với Thoát Hoan trước. Còn đoàn thuyền vận chuyển lương thực của Trương Văn Hổ chậm rãi theo sau. Khi đó, Trần Khánh Dư đã tập hợp tàn binh, bí mật mai phục, chờ đoàn thuyền của Trương Văn Hổ đi qua.

Khi đoàn thuyền Trương Văn Hổ đến vịnh Cửa Lục (ngày nay thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), quân Trần Khánh Dư bất ngờ đổ ra đánh mạnh. Trương Văn Hổ đánh không lại, xuống thuyền nhỏ trốn về nước. Nhiều thuyền lương của địch bị đắm hoặc bị quân Đại Việt cướp được. Sau trận thắng vẻ vang, vua tha tội thua trận trước đó của Trần Khánh Dư.

Sau trận Vân Đồn tình thế quân Nguyên như thế nào?

Sau trận Vân Đồn, quân Nguyên rơi vào tình cảnh lương thực cạn dần, mất sạch lương thực đã chuẩn bị cho cuộc chiến, tướng sĩ lâm vào tâm lý hoang mang, lo sợ. Vì vậy, Thoát Hoan đã phải đưa ra quyết định rút quân về nước. Tuy vậy, Trần Hưng Đạo đã đoán được ý định của Thoát Hoan và tiến hành phục binh trong trận Bạch Đằng năm 1288.

Họ Là Ai vừa gửi đến bạn tường thuật diễn biến trận Vân Đồn năm 1288, một trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn và hẹn gặp trong những bài viết sắp tới.

Tài liệu tham khảo:
  • Sách Việt Nam Sử Lược, tác giả Trần Trọng Kim.

TrendingTrang chủ