Tiểu sử Antoine Lavoisier - Những đóng góp của cha đẻ hóa học

Nguyễn Minh Khánh
tháng 6 26, 2023
Last Updated

 Antonie Lavoisier là nhà hóa học được mệnh danh là cha đẻ của hóa học. Bộ não thiên tài đó đã có những đóng góp to lớn nào cho lĩnh vực này? Với bài viết sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về cuộc đời, công trình nghiên cứu và di sản lớn lao của Antoine Lavoisier.

Tiểu sử Antoine Lavoisier

Antoine Lavoisier (1743-1794) tên gọi đầy đủ là Antoine-Laurent de Lavoisier, một trong những nhà hóa học vĩ đại nhất trong lịch sử. Antoine Lavoisier đã góp phần làm nên nền tảng cho sự phát triển của hóa học hiện đại và được gọi là "cha đẻ của hóa học".Với những cống hiến của mình, ông đã tạo ra những tiến bộ quan trọng không chỉ trong lĩnh vực hóa học, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến các ngành khoa học khác.

Antoine Lavoisier
Chân dung Antoine Lavoisier


Lavoisier đã nói rằng: 

Dans la nature rien ne se cree, rien ne se perd, tout change.

Tạm dịch: 

Trong tự nhiên không có gì được tạo ra, không có gì mất đi, mọi thứ đều thay đổi.

Những thành tựu trong ngành hóa học đã đưa tên tuổi của ông trở thành bất tử. Nhiều công trình nghiên cứu của Antoine Lavoisier vẫn có giá trị đến tận ngày nay và được đưa vào chương trình giảng dạy hóa học ở Việt Nam.

Tại sao Lavoisier được gọi là cha đẻ của hóa học?

Antoine Lavoisier được coi là cha đẻ của hóa học vì những đóng góp to lớn mà ông đã mang lại cho lĩnh vực này. Ông đã tiến hành vô số các thí nghiệm hóa học phức tạp. Để rồi từ những thí nghiệm đó, ông đã chứng minh thành công định luật bảo toàn khối lượng, chất oxy, cũng như cách đặt tên các chất hóa học. Những khám phá này đã đặt nền móng cho hóa học hiện đai.

Tuổi thơ và giáo dục

Ngày 26 tháng 8 năm 1743, Antoine Lavoisier được sinh ra tại kinh đô ánh sáng Paris, Pháp. Ông la con trai của một luật sư danh giá và được gia đình định hướng theo nghề luật. Khi mới 5 tuổi, Antoine Lavoisier mồ côi mẹ nhưng lại được thừa kế gia tài. Năm 1754, lúc này cậu bé Antoine Lavoisier chỉ mới 11 tuổi những đã theo học ngành luật tại trường đại học Paris (Collège des Quatre-Nations còn có tên gọi khác là Collège Mazarin). Thực sự tài năng của ông đã bộc lộ ngay từ khi còn nhỏ.

Trong những năm cuối cùng học ở trường này (1760-1761), niềm yêu thích với khoa học đã nhen nhóm trong trái tim Lavoisier. Ông say mê học hỏi hóa học, thực vật học, thiên văn học và toán học. Dưới sự dạy dỗ của nhà toán học, thiên văn học Abbé Nicolas Louis de Lacaille, Lavoisier đã tìm thấy sở thích mới trong việc quan sát thiên tượng.

Dù say mê hóa học nhưng Lavoisier vẫn tốt nghiệp ngành luật và nhận bằng cử nhân vào năm 1763. Đến năm 1764, ông nhận chứng chỉ hành nghề luật sư. Thế nhưng, ông không bao giờ hành nghề luật sư mà dùng thời gian rảnh rỗi cho công việc nghiên cứu khoa học. Có lẽ thế giới vừa mất đi một luật sư tài ba nhưng lại vừa có thêm một nhà hóa học thiên tài của những thiên tài.

Tóm tắt sự nghiệp của Antoine Lavoisier

Sau khi tốt nghiệp vào năm 1763-1764, Antoine Lavoisier dành thời gian để nghiên cứu các lĩnh vực khoa học như hóa học và thậm chí địa chất. 

  • Vào năm 1768, Lavoisier được bầu làm thành viên của Hội Khoa học Hoàng gia.
  • Năm 1771, Lavoisier kết hôn với người cộng sự khoa học là Marie-Anne Pierrette Paulze. Sau này, vợ Antoine Lavoisier đã hỗ trợ ông rất nhiều trong các thí nghiệm.
  • Năm 1772, Lavoisier bắt đầu nghiên cứu về sự cháy và oxy hóa, đặt nền móng cho việc phát hiện khí oxy và hydro.
  • Năm 1774, ông công bố phát hiện nguyên tố Oxy.
  • Năm 1777, Lavoisier đưa ra định luật bảo toàn khối lượng, bác bỏ thuyết thuyết nhiên tố.
  • Năm 1787, ông xuất bản tác phẩm "Méthode de nomenclature chimique" (Phương pháp đặt tên hóa học). Cuốn sách này đã thiết lập hệ thống đặt tên các nguyên tố hóa học mà chúng ta vẫn sử dụng đến tận ngày nay. 
  • Vào năm 1794, trong giai đoạn cuối của cách mạng Pháp, Lavoisier bị bắt giam vì bị tố cáo liên quan đến công việc thu thuế của ông.
  • Ngày 8 tháng 5 năm 1794, Antoine Lavoisier bị chặt đầu bằng máy chém tại Paris, Pháp.

Những đóng góp của Lavoisier

Tên gọi cho các nguyên tố hóa học

Đóng góp quan trọng nhất của Antoine Lavoisier trong lĩnh vực hóa học là việc xây dựng hệ thống tên gọi mới cho các nguyên tố. Trước đó, các nguyên tố thường được đặt tên một cách tự phát và không có sự thống nhất trong các tên gọi đó. Lavoisier đã đề xuất một quy tắc để đặt tên các nguyên tố, dựa trên yếu tố ngôn ngữ và tính chất của chúng.

Ví dụ: ông đã đặt tên "oxy" (oxygen) cho nguyên tố tạo ra khí ôxi trong quá trình cháy. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "oxygenes". Ngoài ra, ông cũng đặt tên "hydrogène" (hydrogen) cho nguyên tố tạo ra khí hidro. Từ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp "hydrogenes", có nghĩa là "sinh ra nước". Điều này phản ánh  của hidro trong việc tạo ra nước khi phản ứng với oxy.

Nhờ công lao của Lavoisier, hệ thống tên gọi mới này đã giúp hóa học trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn. Các nguyên tố được đặt tên theo quy tắc nhất định dựa trên ngôn ngữ và tính chất của chúng. Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học trên toàn thế giới để trao đổi thông tin và xây dựng kiến thức trong lĩnh vực hóa học một cách hiệu quả hơn.

Antoine Lavoisier và định luật bảo toàn khối lượng

Luật bảo toàn khối lượng là một nguyên tắc cơ bản trong hóa học được Lavoisier đã chứng minh và công nhận nó. Ông thực hiện một loạt các thí nghiệm để chứng minh rằng trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất tham gia trước phản ứng và sau phản ứng sẽ không thay đổi. 

Ví dụ: Trong phản ứng cháy, ông đã đo khối lượng của chất bắt cháy và khối lượng của khí sinh ra. Kết quả cho thấy rằng khối lượng của các chất này không thay đổi, ngụ ý rằng không có sự tạo ra hay biến mất khối lượng trong quá trình cháy.

Luật bảo toàn khối lượng của Lavoisier đã làm thay đổi cách nhìn nhận về các phản ứng hóa học và khám phá nguyên lý căn bản của tự nhiên. Điều này đã định hình lại cách chúng ta hiểu về sự biến đổi và chuyển đổi chất trong tự nhiên, mở ra cánh cửa cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực khoa học.

Vai trò trong việc thu thuế ở Pháp

Antoine Lavoisier không chỉ là một ngọn hào quang chiếu sáng trong giới khoa học, mà ông còn là một thuế của nước Pháp. Vào năm 1768, ông đã tham gia vào Ferme Générale là tổ chức tư nhân chịu trách nhiệm thu thập thuế ở Pháp. Tổ chức này mua quyền thu thuế từ chính phủ rồi tiếp tục thu thuế từ công dân. Ông đã cố găng nâng cao hiệu suất và giảm bớt tham nhũng thu thuế một cách tối đa.

Công việc của Lavoisier tại Ferme Générale là kiểm soát việc thu thuế từ ngành thuốc lá và muối. Ông đã phát triển một phương pháp để đo lường chính xác lượng thuốc lá sản xuất, đảm bảo mức thuế phù hợp được áp dụng. Ông cũng đã nỗ lực cải cách hệ thống thu thuế muối là loại thuế gây nhiều tranh cãi vì được coi là bất công.

Tuy nhiên, công việc này đã mang lại cho Lavoisier những rắc rối không nhỏ. Trong cuộc cách mạng Pháp, Ferme Générale bị coi là biểu tượng của bất công. Do liên quan đến tổ chức này, Lavoisier đã bị bắt giữ và xử tử vào năm 1794.

Nếu như không có những sóng gió chính trị thì Lavoisier có thể đã tiếp tục cống hiến cho lĩnh vực khoa học nhiều hơn nữa. Thật không may, cuộc đời ông đã kết thúc quá sớm và đau khổ.

Những thí nghiệm của Antonie Lavoisier

Lavoisier đã bắt đầu một loạt các thí nghiệm mà cùng với đó, ông đã mở ra những "chân trời" mới cho khoa học.

Ông ta đã đặt một miếng kim loại trong lòng lò và đun nóng nó trong không khí, Từ đó, ông quan sát sự gia tăng trọng lượng của kim loại sau khi nung nóng. Với thí nghiệm này, ông đã khám phá ra vai trò của oxy trong quá trình đốt cháy.

Lavoisier vẫn tiếp tục khám phá những điều mới trong hóa học. Ông đã đặt tên cho oxy và hydro như cách mà một người cha đặt tên cho con của mình. Trái với điều mà thời đại đó công nhận, Lavoisier đã bác bỏ lý thuyết phlogiston, giả sử rằng có một chất được gọi là "phlogiston" được giải phóng trong quá trình đốt cháy. Ông đã chứng minh rằng không có "phlogiston" nào tồn tại.

Lavoisier đã phát minh ra một thiết bị gọi là gasometer để đo lường khí. Ngoài ra, ông cũng thực hiện nhiều thí nghiệm về phản ứng oxi hóa khử, đồng thời nghiên cứu sự chuyển dịch của oxy trong các hợp chất.

Cuối cùng, Lavoisier đã thực hiện các thí nghiệm để chứng minh rằng: Mặc dù vật chất có thể thay đổi hình dạng hoặc trạng thái nhưng khối lượng của nó luôn giữ nguyên, Điều này đã trở thành căn bản trong cân bằng hóa học mà chúng ta được học ngày nay.

Trên đây là bài viết chi tiết về Antoine Lavoisier, nhà hóa học vĩ đại và cha đẻ của hóa học hiện đại. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có được cái nhìn đầy đủ nhất về ông và hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.

TrendingTrang chủ