Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc đời, vì thế dựa vào hoàn cảnh lịch sử, khái quát văn học từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỷ 20 được chia thành 2 giai đoạn: 1945 -1975 và sau 1975 đến hết thế kỷ 20.
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
Hoàn cảnh lịch sử
Sự thành công của cách mạng tháng 8 là mốc son chói lọi trong lòng mỗi người con đất Việt. Ngày 2/9/1945, sau bản Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời.
Khái quát văn học việt nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ 20 |
Năm 1950, Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa được thành lập khiến Mỹ lo sợ về sự lan rộng của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Có lẽ vì thế, chúng cho quân xâm lược Việt Nam.
Trong 30 năm kiên cường đấu tranh, văn học bị bó buộc trong vách ngăn đế quốc nên ít cơ hội cọ xát, ảnh hưởng của văn học thế giới chủ yếu là đến từ hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, trước hết là Liên Xô, Trung Quốc.
Đối mặt với những khó khăn, nền văn học học mới đòi hỏi sự thay đổi để cấu thành những đặc điểm phù hợp, nhưng vẫn không xa rời những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Đặc điểm cơ bản của văn học 1945 - 1975
- Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu
Cũng như văn học không công khai của thời kỳ trước, giai đoạn này ngòi bút cũng là một thứ vũ khí sắc bén, văn hóa, văn nghệ cũng là một mặt trận được chú trọng.
Văn học là mặt trận chiến đấu nên quá trình vận động hoàn toàn ăn khớp với từng bước đi của cách mạng, đồng bộ từng nhiệm vụ chính trị của thời đại. Từ đó, tôn vinh cuộc sống sau khi có cách mạng và được giải phóng (1945 - 1946), truyền lửa kháng chiến, theo sát từng chiến dịch, ca ngợi các chiến công, phục vụ cải cách ruộng đất (1946 - 1954) ; biểu dương các thành tựu của quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (hợp tác hóa nông nghiệp, công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa). Nền văn học từ năm 1945 đến 1964 vẫn chủ yếu cổ động công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Từ năm 1965 đến 1975, cổ vũ cao trào chống đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thế giới nhân vật trong văn học giai đoạn này rất phong phú, bao gồm đủ mọi tầng lớp nhân dân, thuộc mọi thế hệ, trên mọi miền đất nước. Thế nhưng, tất cả các nhân vật này đều thể hiện rõ nét tinh thần và phẩm chất cách mạng. Hiển nhiên, đối với một giai đoạn văn học phục vụ kháng chiến, đối tượng được đặt vào vị trí trung tâm phải là những người tham gia cuộc chiến, những người trực tiếp chiến đấu nơi tiền tuyến: anh bộ đội cụ Hồ, cô thanh niên xung phong, bộ phận xung kích,...
Nền văn học trong giai đoạn này cũng thể hiện sâu sắc tình cảm thiêng liêng như tình đồng chí, tình yêu Tổ quốc, tình thương đồng bào, tình cảm dành cho đảng và lãnh tụ,...
Những nhân vật, con người trong tác phẩm văn học thời kỳ này chủ yếu là những người hy sinh cho sự nghiệp chung và cộng đồng. Phương diện đời tư đời thường không phải không được nói đến, nhưng chủ yếu là để tỏ đậm thêm trách nhiệm công dân của nhân vật.
- Nền văn học hướng về đại chúng
Đại chúng là tất cả mọi người, là số đông. Họ vừa là đối tượng thể hiện, vừa là đối tượng tiếp nhận, quyết định thị hiếu, đồng thời cũng là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho văn học.
Đặc điểm này thể hiện rõ trong 2 khía cạnh của tác phẩm
Về nội dung, tư tưởng đại chúng thường được thể hiện qua hai loại chủ đề cơ bản sau đây :
- Diễn giải cho quần chúng về vai trò của họ trong chiến trận, phê phán hành vi coi thường đại chúng.
- Xây dựng hình tượng đám đông hoặc anh hùng đại diện cho quần chúng nhân dân nhằm ca ngợi họ.
Ngoài ra, văn học giai đoạn 1945 - 1975 còn có một chủ đề nữa rất phổ biến là khẳng định sự đổi đời của nhân dân nhờ cách mạng. Đó là sự thay đổi từ xích xiềng nô lệ trở thành người làm chủ, người tự do. Sâu xa hơn là sự phục sinh về tinh thần : từ chỗ mê muội, lầm đường lạc lối (do xã hội cũ hoặc tác động của địch) đến chỗ được khai sáng, tư tưởng thông suốt (Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Đứa con nuôi, Mùa lạc của Nguyễn Khải,...).
Về hình thức nghệ thuật, giai đoạn này chủ yếu tìm tòi, học hỏi những giá trị quen thuộc với nhân dân từ kho tàng dân gian. Ngôn ngữ nghệ thuật cũng trong sáng, gần gũi, dễ hiểu, dễ tiếp thu.
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Chịu ảnh hưởng trực tiếp không khí cao trào cách mạng và cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ vô cùng ác liệt, kéo dài. Vì thế, nền văn học Việt Nam trong giai đoạn 1945 - 1975 được đánh giá mạng đậm chủ nghĩa yêu nước. Thời đại đó đòi hỏi và thật sự đã sản sinh ra những anh hùng gắn bó đời mình với sứ mệnh dân tộc. Những người anh hùng là nhân vật trung tâm là đặc trưng cơ bản của khuynh hướng sử thi là dấu ấn rõ nét cho văn học giai đoạn này, bất kể thể loại.
Khuynh hướng sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn. Những con người đứng trong sương giá nghĩ về ánh lửa ấm, giữa mưa bom bão đạn mơ về những cánh đồng vàng lúa khi hoà bình, họ tìm thấy những vẻ đẹp rất nhỏ bé giữa hiện thực tối tăm. Đó chính là nguồn động lực cho tinh thần bất khuất và lòng can đảm.
Cảm hứng lạc quan trong những đêm mịt mù khói lửa tồn tại không chỉ trong thơ ca mà còn các thể loại văn xuôi lẫn kịch bản sân khấu. Nó đã tiếp lửa cho cả tiền tuyến ở miền Nam và hậu phương ở miền Bắc trong cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian nan.
Thành tựu và hạn chế
- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 đứng trong mối quan hệ biện chứng với hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đó là những năm tháng chiến tranh nối tiếp chiến tranh, chúng ta phải chiến đấu và chiến thắng hai đội quân xâm lược lớn : thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong hoàn cảnh ấy, nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho văn học, nghệ thuật là phải tuyên truyền có vũ tinh thần chiến đấu hi sinh của nhân dân. Văn học giai đoạn này phải mang dáng vẻ mạnh mẽ hơn, hối hả hơn, thúc giục toàn thể dân tộc đứng lên cứu nước. Và thật sự văn chương đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.
- Những đóng góp về tư tưởng
- Truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng:
Phải trải qua hơn 80 năm đổ máu, nước ta mới giành được độc lập. Vậy cho nên ái quốc cũng đi kèm với niềm tự hào được nắm trong tay vận mệnh đất nước. Giai đoạn từ cách mạng tháng tám 1945 đến đất nước giải phóng 1975, các nhà thơ gồm có:
Quang Dũng, thơ Tố Hữu, Ca Lê Hiến (Lê Anh Xuân),Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Hoàng Cầm, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy,... cùng với các nhà văn như Nguyễn Tuân, Nguyễn Hồng, Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Thành Long. Nguyễn Ngọc Tấn (Nguyễn Thi), Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành), Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Đỗ Chu,... đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả với những áng thơ văn viết về đất nước, con người Việt Nam đẹp đẽ, kiên cường trong gian lao, vất vả nhưng vẫn tràn trề niềm vui trong ngày đất nước chiến thắng. Khi đất nước lâm nguy, yêu nước là kháng chiến. Từ đó sản sinh ra chủ nghĩa anh hùng. Chủ trương toàn dân kháng chiến đã tạo nên một dân tộc anh hùng.
- Truyền thống nhân đạo
Văn học là nhân học, tư tưởng nhân đạo là thứ không thể thiếu khi bàn về văn học.
Văn học của giai đoạn này là văn học của người lao động. Nó khắc hoạ người dân lao động cực khổ, lầm than trong xã hội cũ và tìm ra ở họ những vẻ đẹp tiềm tàng, đặc biệt là lòng yêu nước và khả năng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong hoàn cảnh lịch sử, văn học phải là tiếng nói chung, thường không đề cập đến cái riêng của cá nhân hay một bộ phận nhỏ.
Tuy nhiên, đó chỉ là những khuynh hướng chủ đạo thôi, còn trong thực tế vẫn có những luồng mạch đáp ứng ở mức độ nào đấy những nhu cầu khá của tâm hồn con người. Vẫn có những ngòi bút hướng đến những khía cạnh thường nhật, khơi lên những mạch văn về gia đình , về tình yêu (của Quang Dũng, Hoàng Cầm Hữu Loan Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Thế Phương, v.v.). Thực tế là từ khoảng năm 1965 trở đi, lực lượng chiến đấu của chúng ta phần nhiều là những sĩ tử xếp bút nghiên ra mặt trận, cởi áo học sinh mặc áo lính. Sự dũng cảm đó, nhiều khi không chỉ đến từ tiếng kèn thúc quân, mà còn thấp thoáng sự cổ vũ cùng lòng nhớ thương của một cô gái hậu phương gửi theo người ra trận một lời hẹn ước hay những bức thư tay. Mặc dù tình yêu là điều tuyệt vời nhưng nó cần gắn liền với nhiệm vụ thiêng liêng, tình đồng chí giữa những người chiến sĩ.
- Những thành tựu về nghệ thuật
- Từ sau khi miền Bắc được giải phóng, nền văn chương nước ta cứ tịnh tiến đi lên. Cho đến những năm sáu mươi, trong nền văn học Việt Nam hầu như đã có đầy đủ thể loại. Truyện, thơ, ký, kịch bản đều rất đa dạng.
- Nhìn chung, văn học ở giai đoạn này, tuy đầy đủ thể loại, nhưng để nói về thành tựu nghệ thuật thì phải nói đến truyện ngắn và thơ trữ tình. Một số tác phẩm kí ở giai đoạn này cũng có chất lượng tốt. Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển rất mạnh, đặc biệt là về thơ và kịch, nhưng tác phẩm ít đặc sắc và không có giá trị lâu dài.
- Từ năm 1965 đến năm 1975, trong cao trào sáng tác phục vụ cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ ra đời hàng loạt nhà thơ trẻ có giọng điệu riêng của một thế hệ mới : Thu Bản, Lê Anh Xuân Bùi Minh Quốc (Dương Hương Ly), nhà thơ Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Mỹ. Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Trần Đăng Khoa Hữu Thỉnh,... Về văn xuôi, nổi trội hơn cả trong thời gian này là Nguyễn Khải, Chu Văn, Nguyễn Minh Châu, Đỏ Chu Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Quang Sáng. Bùi Đức Ái,...
- Tiểu thuyết nhiều tập được sáng tác bởi nhà văn Việt Nam cũng xuất hiện từ những năm 60 của giai đoạn này: Vỡ bờ (hai tập) của Nguyễn Đình Thi, Cửa biển (bốn tập) của Nguyên Hồng, Những người thợ mỏ (hai tập) của Võ Huy Tâm, Bão biển (hai tập) của Chu Văn Vùng trời (ba tập) của Hữu Mai... Qua đó, bức tranh lịch sử cách mạng Việt Nam được khắc họa rõ nét và huy hoàng. Tuy nhiên, để xét ra thì số lượng cũng như chất lượng chưa cao. Đồ sộ hơn cả và có nhiều trang xuất sắc là bộ tiểu thuyết của Nguyên Hồng: Cửa biển.
- Kịch nói từ năm 1945 đến năm 1975 ngày càng trưởng thành. Nổi bật là các tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, Đào Hồng Cẩm, Học Phi Nguyễn Vũ, Trần Quán Anh, Vũ Dũng Minh,... Nhưng để nói về giá trị nghệ thuật thì vẫn chưa tốt.
- Nói đến các thể loại văn học hiện đại mà không nhắc về lí luận phê bình thì thật thiếu sót. Nó làm nhiệm vụ như một cán cân, nâng lên những giá trị nội dung và nghệ thuật tiến bộ, hạ thấp và đào thải những tư tưởng lệch lạc. Từ khoảng năm 1960 trở đi, lí luận phê bình lớn mạnh về số lượng nhưng chất lượng chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu của độc giả.
e. Một số hạn chế
Con người và cuộc sống trong các tác phẩm còn những mặt hạn chế như mô tả phiến diện, thiếu tính sáng tạo mà chỉ theo lối mòn cũ. Thế nhưng, nhược điểm này rất khó khắc phục trong một nền văn học cổ vũ và phục vụ chiến đấu. Bởi lẽ để cổ vũ tinh thần chiến sĩ, ta phải nói về đức hy sinh hơn là hưởng thụ cá nhân, những chuyện vui hơn là nỗi đau khổ, chiến thắng cần được cổ vũ hơn là thất bại.
Trước sự đối đầu quyết liệt giữa ta và địch để bảo vệ cho nền độc lập nước nhà, con người khi đó cần phải được thể hiện và đánh giá và thái độ chính trị, tư cách công dân. Tuy nhiên, các phương diện khác không thể đi sau quan điểm trên. Bên cạnh đó, một số cây bút còn đặt nặng quan điểm giai cấp giữ người với người nên thể hiện con người đôi khi quá sơ lược, đơn giản. Người anh hùng không thể có tâm lý phức tạp, con người chỉ có tính giai cấp, không thể có tính nhân loại phổ biến.
Có những khi phẩm chất tác phẩm văn học nghệ thuật bị hạ thấp và chưa thể hiện phong cách sáng tác, tình cảm, tính cách của tác giả. Bởi lẽ văn học thời kì này cần phục vụ chiến đấu, nhà văn, nhà thơ cần sáng tác kịp thời để phục vụ chiến đấu là nguyên nhân chính hạn chế cá tính sáng tạo, phẩm chất tác phẩm. Tuy nhiên, một số tác phẩm vẫn đáp ứng được yêu cầu nếu đề tài phù hợp với sở trường người viết. Những hạn chế trên đây do hoàn cảnh chiến tranh cũng có, do quan niệm giản đơn sơ lược về văn học phản ánh hiện thực, do nhấn mạnh một chiều chức năng tuyên truyền giáo dục cũng có.
Bên cạnh đó, một số ảnh hưởng từ khuynh hướng dung tục vẫn xâm nhập vào nền văn học thời kỳ này. Về mặt phê bình văn học vẫn còn nặng về đặt tiêu chuẩn chính trị mà xem nhẹ những khám phá nghệ thuật. VD: phong trào Thơ Mới chỉ phê bình những mặt tai hại, nhìn các sáng tác như một số tùy bút Nguyễn Tuân, thơ Quang Dũng (Tây Tiến), Hữu Loan (Màu tôi hoa sim)... lại tập trung phê phán chủ nghĩa lãng mạn tiểu tư sản
II. Văn học Việt nam giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỷ XX
Hoàn cảnh lịch sử
Thành tựu và hạn chế
Đổi mới ý thức nghệ thuật:
Sau kỳ đại hội Đảng lần thứ XI hầu hết những tác giả thuộc mọi thế hệ đều có chung ý nghĩ cần phải đổi mới từ trong tư duy. họ nhận thức được hiện thực không phải một cái gì đơn giản, xuôi chiều; con người là một sinh thể phong phú, phức tạp và cần phải khám phá thêm; nhà văn cần phải nhập cuộc bằng cả cái tài và cái tâm; tác phẩm văn học không sinh ra để giáo điều mà để tâm sự đối thoại với người đọc.
Ý thức cá nhân sửa các nhà văn nhà thơ đã đòi hỏi họ phải có một phong cách riêng để độc giả có thể dễ dàng nhận biết trên văn đàn rộng lớn. tất nhiên chỉ có ý thức thì không thể sản sinh ra nghệ thuật. Muốn có bút pháp riêng, tâm và tài mới là nhân tố quyết định tuy nhiên, khát khao được khẳng định bản thân và thể hiện cá tính là động lực kích thích, cổ vũ để sản sinh ra những “ cây cổ thụ vững chắc” cho một thời đại văn học.
Những thành tựu ở các thể loại:
Nhìn chung ở hầu hết các thể loại của văn học đều ghi được dấu ấn riêng, những tác giả và tác phẩm xuất sắc.
Về văn xuôi thời gian đầu, thịnh hành phóng sự, tiểu thuyết phóng sự, kịch bản sân khấu do một đất nước mới khai sinh và đi qua những năm tháng đau thương ắt hẳn tồn tại tiêu cực và phong trào chống tiêu cực. Về sau nghệ thuật kết tinh hơn ở chuyện ngắn và tiểu thuyết với sự ghi dấu của nhiều tác giả và tác phẩm chất lượng.
Về thơ ca nhiều phong trào và cây viết nổi lên và đạt được những thành tựu nhất định nhưng sau đó một thời gian lại lắng xuống. Những nhà thơ giai đoạn chống mỹ cứu nước như Thanh Thảo, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Phạm Tiến Duật, .. vẫn có sức viết đều.
Về nghệ thuật sân khấu, chủ yếu khai thác ở thế mạnh đề tài lịch sử với nhiều kịch bản đáng chú ý. Đề tài xã hội là thế mạnh của Lưu Quang Vũ với khoảng 50 vở kịch được công diễn.
Tốc độ đổi mới chậm hơn cả là ở thể loại phê bình văn học. Khoảng cuối những năm 1980 đầu năm 1990 cuộc tranh luận sôi nổi về mối quan hệ biện chứng của văn học và các lĩnh vực khác của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Tiêu chí đánh giá cũng từ đó mà thay đổi: giá trị nhân văn, ý nghĩa nhân bản, chức năng thẩm mỹ của văn học được đề cao. Hoàn cảnh hòa bình cũng là xóa bỏ những rào cản đối với nghiên cứu văn học, từ đó ra đời nhiều công trình sưu tập, khảo cứu dày dặn và có giá trị
Những đổi mới về nội dung và nghệ thuật:
- Trước năm 1975, nhân vật sử thi và con người lịch sử là đối tượng của văn học, sau năm 1975 con người được nhìn nhận ở phương diện cá nhân và trong quan hệ đời thường. Trước năm 1975 con người được nhấn mạnh ở tính giai cấp, sau năm 1975 con người được nhìn nhận thêm ở tính nhân loại. Trước năm 1975 nhân vật văn học chỉ được khắc họa ở phẩm chất tinh thần. Sau năm 1975 nhân vật đó còn được thể hiện ở phương diện con người tự nhiên ở nhu cầu bản năng. Trước năm 1975, con người được đặt trong đời sống ý thức. Sau năm 1975 con người còn được thể hiện ở phương diện tâm linh.
- Những chuyển biến tư tưởng nói trên sản sinh ra những nguồn cảm hứng mới, từ đó nội tâm nhân vật và số phận cá nhân được quan tâm khai thác sâu hơn khiến bút pháp hướng nội được phát huy, không gian đời tư được chú ý, thời gian tâm lý được mở rộng, phương thức giọng điệu trần thuật trở nên phong phú và đa dạng, ngôn ngữ văn học tiệm cận hơn với đời thường
- d. Một số hạn chế:
Không thể phủ nhận những tác động tích cực của nền kinh tế mới đối với nền văn học tuy nhiên cũng chính nền kinh tế này khiến nần văn học trở nên biến chất khi một bộ phận người viết chạy theo thị hiếu thấp kém, biến văn chương trở thành một thứ hàng hóa để câu khách. Những biến đổi này là ảnh hưởng xấu khiến nền văn học xuống cấp.
>> Có thể bạn muốn biết thêm về Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến cách mạng tháng tám năm 1945.