Trong lịch sử nhân loại, cách mạng tư sản đánh dấu bước chuyển mình từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản. Vậy, cách mạng tư sản là gì? Nguyên nhân bùng nổ, lịch sử hình thành, tầm ảnh hưởng của cách mạng tư sản sẽ được chúng tôi gửi đến bạn đọc qua bài viết sau đây.
Cách mạng tư sản là gì? Phân loại
Theo Các Mác, cách mạng tư sản là cuộc cách mạng được lãnh đạo bởi giai cấp tư sản (còn gọi là quý tộc mới) chống lại ách cai trị của chế độ phong kiến. Cách mạng tư sản bắt đầu từ thế kỷ XV tại châu Âu và lan rộng sang nhiều quốc gia trên thế giới.
Thay đổi lớn nhất mà cách mạng tư sản mang lại là việc chuyển đổi từ xã hội phong kiến, nơi mà quyền lực tập trung vào tay hoàng gia và quý tộc sang xã hội tư bản. Khi đó, tầng lớp tư sản nắm quyền lực kinh tế và chính trị.
Cách mạng tư sản có thể chia làm 2 loại chính gồm cách mạng tư sản triệt để và không triệt để. Cách mạng tư sản triệt để là cuộc cách mạng thành công với kết quả chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ hoàn toàn. Cách mạng tư sản không triệt để là cuộc cách mạng mà chế độ quân chủ không bị lật đổ hoàn toàn mà chuyển sang chế độ quân chủ lập hiến.
VD: Cách mạng tư sản Anh được phân loại vào cách mạng tư sản không triệt để. Bởi lẽ, nước Anh đến thời điểm hiện tại vẫn có vua, theo chế độ quân chủ lập hiến. Trong đó, nhà vua hay nữ hoàng dù mất đa số quyền lực nhưng vẫn được phép đề cử thủ tướng.
Tính chất và mục đích
Mục đích của cách mạng tư sản không chỉ ở việc lật đổ chế độ phong kiến, tạo ra sự thay đổi toàn diện về kinh tế, xã hội, chính trị mà còn góp phần mở đường cho việc tôn trọng nhân quyền, tự do kinh doanh và dân chủ.
Tùy theo cách mạng tư sản ở từng quốc gia mà chúng sẽ có những tính chất khác nhau. Tuy nhiên, đa phần các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới đều có những tính chất chung như sau:
- Tạo ra sự phát triển về kinh tế, công nghệ. Bởi lẽ khi tầng lớp tư sản nắm quyền, họ thúc đẩy sản xuất hàng hóa và thị trường buôn bán tự do.
- Sự xuất hiện của giai cấp mới như giai cấp công nhân, tầng lớp quý tộc suy giảm hoặc biến mất.
- Quyền lực tập trung vào giai cấp tư sản, mở đường cho việc thành lập chủ nghĩa tư bản.
Nguyên nhân và lịch sử hình thành
Kinh tế và công nghiệp phát triển đã tạo ra tầng lớp tư sản hay quý tộc mới. Họ muốn loại bỏ rào cản là chế độ phong kiến đối với hoạt động kinh doanh.
Sự phát triển của tầng lớp tư sản và công nhân đã tạo nên một xã hội mới. Một số cuộc cách mạng tư sản gắn liền với công cuộc giải phóng đất nước.
VD: Cách mạng Hà Lan, phong trào Đông Du đều là những cuộc cách mạng tư sản kết hợp với mong muốn giành độc lập cho quê hương.
Chế độ phong kiến suy yếu do chiến tranh hoặc khủng hoảng kinh tế. Trong khi đó, tầng lớp tư sản ngày càng mạnh mẽ hơn.
Lịch sử hình thành cách mạng tư sản bắt đầu từ thế kỷ XV ở châu Âu và có 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn thúc đẩy kinh tế tạo nên tầng lớp tư sản.
- Giai đoạn thứ hai là giai đoạn thực hiện cuộc cách mạng để chuyển đổi quốc gia từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.
Ảnh hưởng cách mạng tư sản
Những cuộc cách mạng tư sản nở rộ trên khắp thế giới đã làm thay đổi cả nền văn minh nhân loại. Trong hàng nghìn năm lịch sử loài người, chế độ phong kiến đã tập trung quyền lực vào tay hoàng gia và giới quý tộc. Khi cách mạng tư sản thành công, chế độ này bị lật đổ. Từ đó, cấu trúc xã hội thay đổi với 2 tầng lớp chính là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Nhờ vậy, thế giới bước vào khoảng thời gian phát triển kinh tế thần tốc, tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Tuy nhiên, điều đó cũng làm gia tăng sự chênh lệch giàu nghèo và sự phân chia tài sản.
Ngoài ra, thay đổi đáng kể nhất trong cách mạng tư sản là góp phần tạo ra nền văn minh tôn trọng nhân quyền, dân chủ, quyền tự do kinh doanh và sáng tạo. Từ đó, những cuộc cách mạng này đã tạo tiền đề cho sự phát triển của khoa học và công nghệ.
Các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu trên thế giới
Cách mạng Hà Lan
Cách mạng Hà Lan là một trong những cuộc cách mạng tư sản sớm nhất và bắt đầu khi Hà Lan mở cuộc chiến giành độc lập từ Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ 16 đến thế kỷ 17. Dù vậy, người Hà Lan đã mất khoảng 80 năm mới hoàn toàn giành được độc lập.
Cách mạng tư sản Hà Lan đã mang lại nhiều thay đổi lớn, kỷ nguyên vàng cho đất nước Hà Lan được mở ra. Trong thời gian này, Hà Lan trở thành trung tâm thương mại, tài chính, văn hóa và khoa học của thế giới. Khi đó, Hà Lan trở thành nước tiên phong trong nhiều lĩnh vực như hàng hải, thương mại và hội họa.
>> Xem bài viết chi tiết cách mạng Hà Lan.
Cách mạng tư sản Anh thế kỷ 17
Ở nước Anh, chính sách thuế hà khắc của vua Sác-lơ 1 đã gây ra bức xúc, phẫn nộ từ quần chúng nhân dân mà đứng đầu là tầng lớp tư sản. Năm 1640, quốc hội Anh không chấp thuận những chính sách thuế mới của nhà vua. Mâu thuẫn dâng cao đã mở đầu cho cuộc nội chiến Anh. Ô-li-vơ Crôm-oen đã dẫn đầu quân đội quốc hội giành chiến thắng trước quân đội hoàng gia. Vua Sác - Lơ 1 bị xử tử. Tuy nhiên, sau khi Crôm-oen mất thì nước anh lại quay về chế độ bảo hoàng. Sau đó, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập ở nước Anh đến tận ngày nay.
>> Xem bài viết chi tiết cách mạng tư sản Anh.
Cách mạng Tư sản Pháp (1789 - 1799)
Cách mạng tư sản Pháp bắt đầu với cuộc tấn công vào ngục Bastille vào năm 1789 và kết thúc với việc Napoleon Bonaparte đảo chính vào năm 1799. Cuộc cách mạng này không chỉ làm thay đổi chế độ chính trị của Pháp từ một quốc gia theo chế độ quân chủ sang chế độ cộng hòa mà còn tạo ra phong trào lật đổ chế độ phong kiến trên khắp châu Âu.
Khẩu hiệu “tự do, bình đẳng và bác ái” trong cách mạng Pháp đã ảnh hưởng, cổ vũ việc xây dựng nền dân chủ của nhiều quốc gia trên thế giới.
>> Xem bài viết chi tiết cách mạng tư sản Pháp.
Cách mạng Tân Hợi Trung Quốc (1911)
Cách mạng Tân Hợi là một trong những cuộc cách mạng quan trọng nhất của châu Á trong thế kỷ 20. Cuộc cách mạng này đã kết thúc triều đại nhà Thanh, chấm dứt hơn 2000 năm chế độ phong kiến tại Trung Quốc, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập. Tuy nhiên, cách mạng Tân Hợi lại không thể duy trì nền cộng hòa và phải trải qua nhiều cuộc binh biến. Dù vậy, cuộc cách mạng Tân Hợi đã mở ra một thời kỳ mới với những cuộc đấu tranh giành quyền dân chủ. Sau cùng, chế độ cộng hòa chỉ còn tồn tại ở Đài Loan.
>> Xem bài viết chi tiết cách mạng Tân Hợi.
Các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới không chỉ đánh dấu sự thay đổi của từng quốc gia mà còn góp phần hình thành nên thế giới hiện đại của chúng ta. Hy vọng Họ Là Ai đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức cách mạng này và hẹn gặp bạn ở những bài viết tiếp theo.