Trong lịch sử nhân loại, máy chém guillotine đã được sử dụng để xử tử vô số con người khốn khổ. Trải qua thời gian, chiếc máy này trở thành nỗi ám ảnh, biểu tượng cho sự tàn nhẫn, khốc liệt của chiến tranh và tù tội. Với bài viết sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về chiếc máy chém này và câu chuyện xử tử bằng máy chém.
Máy chém Guillotine là gì?
Máy chém guillotine là công cụ xử tử hình được phát minh bởi bác sĩ người Pháp tên là Joseph-Ignace Guillotin vào năm 1789. Trước khi máy chém xuất hiện, các phương pháp xử tử thông thường gây nhiều đau đớn và kéo dài quá trình hành hình.
Máy chém |
Vì vậy, bác sĩ Joseph-Ignace Guillotin cho rằng loại máy chém mà ông phát minh sẽ giúp quá trình xử tử nhanh hơn, ít đau đớn hơn. Dù vậy, chúng ta hoàn toàn không biết rõ liệu tù nhân có phải chịu đau đớn ít hơn không?
Dù vậy, hình thức xử tử bằng máy chém được đánh giá quá tàn nhẫn. Vì lẽ đó, theo thời gian, việc dùng máy chém này đã bị thay thế bằng những hình thức xử phạt nhân đạo hơn.
Nguyên lý hoạt động
Máy chém guillotine hoạt động dựa trên nguyên lý vật lý trọng lực đơn giản. Cấu tạo của chúng bao gồm một khung làm bằng gỗ hoặc thép cao. Phía trên khung đó, một lưỡi dao lớn, sắc bén được kéo lên cao. Khi đến lúc xử tử, cổ của phạm nhân được đặt vào chính giữa lưỡi dao và bàn máy. Khi máy được kích hoạt, lưỡi dao từ trên cao sẽ rơi xuống với tốc độ nhanh, cắt đứt cổ người bị kết án. Với sự chính xác và tốc độ của máy chém guillotine, quá trình hành quyết chỉ mất rất ít thời gian.
Máy chém trong cách mạng Pháp
Trong cách mạng Pháp, Joseph-Ignace Guillotin đã đề xuất lên Quốc Hội sử dụng máy chém để xử tử và được chấp thuận. Bắt đầu từ năm 1789, Guillotine được dùng trong cuộc cách mạng Pháp. Vua Louis XVI và hoàng hậu bị xử tử bằng máy chém vì tội phản quốc. Trong thời kỳ chuyên chính Jacobin, máy chém đã xử tử hàng ngàn người được cho là phản bội cách mạng. Nỗi kinh hoàng bao trùm khắp nước Pháp.
Tại Pháp, không chỉ những thường dân mà thậm chí kể cả nhà khoa học cũng bị xử tử bằng hình thức này. Cha đẻ hóa học hiện đại Antonie Lavoisie cũng bị xử tử bằng hình thức dã man này. Nước Pháp vẫn tiếp tục dùng máy chém mãi cho đến năm 1981, dưới thời tổng thống François Mitterrand, chúng mới bị bãi bỏ.
Máy chém Guillotine ở nhà tù Hỏa Lò
Nước Việt Nam đã từng là thuộc địa của Pháp. Vì thế, người Pháp đã đem máy chém guillotine sang nước ta. Trong thời kỳ cách mạng, nhà tù Hỏa Lò tại Hà Nội là địa điểm nổi tiếng sử dụng máy chém này.
Vào năm 1896, nhà tù này được xây dựng tại Hà Nội với tên gọi Maison Centrale, tổng diện tích hơn 12.000 m2, được xem là nhà tù lớn nhất và kiên cố nhất Đông Dương. Sau khi xây dựng xong, nhà tù này không chỉ giam giữ phạm nhân mà còn là nơi xử tử bằng máy chém guillotine đối với những anh hùng cách mạng đấu tranh cho nền độc lập nước nhà bị kết án phản động.
Máy chém ở Việt Nam tại nhà tù Hỏa Lò được thiết kế với khung gồm 2 cột trụ làm bằng gỗ, chiều cao 4m, lưỡi đao được giữ chặt ở trên cao bằng chốt. Bên dưới, một giá kẹp gồm 2 miếng ván được khoét hình bán nguyệt, nhằm giữ chặt cổ của phạm nhân. Bên trong cột trụ có rãnh để cố định đường di chuyển của lưỡi dao theo phương thẳng đứng. Bên dưới máy chém còn có một hộc sắt để được đầu của tử tù và thùng làm bằng mây để chứa thi thể.
Người Pháp còn sử dụng máy chém để uy hiếp tinh thần người dân Việt Nam. Ban đầu, máy chém này được đặt trước cửa nhà tù, thi hành án xử tử công khai. Sau đó, người Pháp đã đem máy chém vào bên trong, không còn những buổi xử tử công khai nữa. Bên cạnh đó, các tù nhân nhà tù Hỏa Lò đã từng phản đối án tử hình bằng cách tổ chức tuyệt thực trong một tuần. Hiện nay, chiếc máy chém này vẫn được trưng bày tại nhà tù Hỏa Lò.
Máy chém ở Việt Nam
Trước khi Việt Nam giành được độc lập, máy chém không chỉ được sử dụng ở nhà tù Hỏa Lò mà còn được sử dụng ở nhiều nơi trên khắp đất nước. Vào tháng 1 năm 1930, máy chém đã được vận chuyển lên Yên Bái nhằm xử tử 13 chiến sĩ cách mạng trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Trong những năm tháng Việt Nam chìm trong chiến tranh, dưới thời Ngô Đình Diệm, máy chém được lê khắp miền Nam, xử tử dã man hàng nghìn người Việt.
Ngô Đình Diệm đã đặt ra luật 10/59 với chính sách "tố Công, diệt Cộng", kết hợp với việc sử dụng máy chém để đàn áp nhân dân miền Nam. Từ năm 1957 đến năm 1959, hơn 2000 người Việt đã bị xử tử hình bằng máy chém. Vào ngày 2 tháng 10 năm 1959, ông Hoàng Lê Kha Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh bị kết án tử hình bằng máy chém. Hiện nay, chiếc máy chém này đang được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.
Sự thật máy chém Trung Quốc
Trong bộ phim truyền hình "Bao Thanh Thiên" của Trung Quốc, Bao Chửng dùng 3 chiếc đao gọi là Ngự Trát Tam Đao gồm: Cẩu đầu đao, Hổ đầu đao và Long đầu đao. Đây cũng có thể coi chúng là những chiếc máy chém của Trung Quốc. Nhà vua đã ban cho ông 3 chiếc đao này với tác dụng "nhìn thấy đao như thấy vua".
Mặc dù Ngự Trát tam đao rất nổi tiếng nhưng chúng hoàn toàn không có thật mà chỉ là sản phẩm hư cấu trong tiểu thuyết hay phim ảnh. Không có bất kỳ bằng chứng lịch sử cho thấy sự tồn tại của Ngự Trát Tam Đao thời nhà Tống. Trên thực tế, Trung Quốc thời phong kiến không có máy chém mà chỉ có đao phủ thi hành án xử tử.
Những năm tháng đau thương đã qua đi, công cụ tử hình ghê rợn là máy chém cuối cùng đã lùi vào dòng sông lịch sử. Dù vậy, máy chếm vẫn còn hiên hữu trong từng trang sử, để nhắc nhở con người về cái ác và sự tàn nhẫn cần được loại bỏ. Mong rằng bạn sẽ tiếp tục ủng hộ chúng tôi bằng cách chia sẻ bài viết này.