Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước của Việt Nam, không ai không biết đến tượng đài của chiến thắng là Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo). Ông không chỉ là đại tướng quân tài ba mà còn là biểu tượng về lòng yêu nước, kiên trì, tinh thần kiên cường và trí tuệ. Hãy cùng khám phá tóm tắt tiểu sử của ông qua bài viết sau đây.
Trần Hưng Đạo là ai?
Trần Hưng Đạo (1228-1300), tên thật là Trần Quốc Tuấn, là một trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, nằm trong số 10 danh tướng lừng danh nhất mọi thời đại. Anh hùng Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo quân đội Đại Việt giành thắng lợi trong hai cuộc xâm lược của quân Nguyên - Mông vào năm 1285 và năm 1288. Trận đánh nổi tiếng của ông phải kể đến trận đánh trên sông Bạch Đằng, khiến quân Nguyên phải rút về nước và từ bỏ tham vọng xâm lược nước Việt
Bên cạnh đó, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn còn để lại các tác phẩm kinh điển như Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp Tông bí truyền thư. Từ đó, ông đã có công góp phần phát triển nghệ thuật quân sự của nước Nam. Sau khi mất, ông được phong thánh tức Đức Thánh Trần.
Tóm tắt tiểu sử Trần Quốc Tuấn - Trần Hưng Đạo
Năm 1257, khi cuộc chiến Đại Việt - Mông Nguyên lần thứ nhất diễn ra, vua Trần Thái Tông bổ nhiệm Trần Hưng Đạo làm đại tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới chống lại quân Mông Cổ xâm lược. Sau khi đánh đuổi quân xâm lược, ông lui về thái ấp ở Vạn Kiếp.
Tháng 10 năm 1283, nhà Nguyên xâm lược Đại Việt lần hai, Trần Hưng Đạo được bổ nhiệm làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội cả nước chống giặc. Với tài năng quân sự đỉnh cao, Trần Quốc Tuấn đã chỉ huy quân đội Đại Việt đánh tan quân Nguyên sang xâm lược.
Năm 1285, quân Nguyên tiến đánh Đại Việt lần thứ ba. Trần Hưng Đạo áp dụng chiến thuật "vườn không nhà trống", chỉ huy quân đội giành thắng lợi trong nhiều trận đánh. Trong đó, trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng do đích thân ông lãnh đạo đã tiêu diệt toàn bộ hạm đội của quân Nguyên. Từ đó, quân Nguyên phải rút về nước và từ bỏ tham vọng thôn tính Đại Việt.
Tháng 4 năm 1289: Trần Nhân Tông chính thức truy phong Trần Hưng Đạo làm Đại vương tức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Năm 1300, Trần Hưng Đạo qua đời. Trước khi mất, ông khuyên vua Trần Anh Tông phải bảo vệ, giữ sức dân để xây dựng đất nước vững mạnh.
Xuất thân và gia đình
Trần Hưng Đạo, còn được biết đến với tên gọi Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu và bà Trần Thị Nguyệt (Thiên Đạo Quốc Mẫu). Ông sinh năm 1289 ở làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Mẹ ông vốn là chính thất. Tuy nhiên, bởi vì An Sinh Vương lấy công chúa nên bà phải trở thành thiếp thất. Sau này, mẹ ông xuất gia và trở thành ni sư Diệu Hương.
Truyền thuyết cho biết rằng từ nhỏ, Trần Quốc Tuấn đã yêu thích trò chơi đánh trận và biết làm thơ từ khi sáu tuổi. Ông rất giỏi về văn chương và hiểu sâu về binh pháp, cưỡi ngựa hay bắn cung đều thành thạo. Sau này, ông được phong ấp ở hương Vạn Kiếp, thuộc huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang.
Công lao của Trần Quốc Tuấn
Ông đã có công giúp Đại Việt thắng lợi trong 3 lần Đại Việt kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược. Trong đó, lần thứ hai và lần thứ ba, ông có công lao to lớn vì khả năng chỉ huy tài tình, không ngại gian khó, vững chí bền gan giúp vua, giúp nước.
Trần Hưng Đạo đã tạo nên một chiến thuật quân sự vượt trội, đánh giá đúng vai trò nhân dân trong chiến tranh. Ngoài ra, ông cũng thường tuyển chọn những người tài giỏi để đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Ông đã viết hai tác phẩm quân sự là Binh Thư Yếu Lược và Vạn Kiếp Tông Bí Truyền Thư để chỉ dạy cho các tướng cách cầm quân đánh giặc. Sau khi viết xong, ông đã tìm cách kích lệ tinh thần của quân sĩ với bài "Hịch Tướng Sĩ". Ba tác phẩm này đã đặt nền móng cho nghệ thuật quân sự Việt Nam từ thời Trần đến ngày nay. Riêng tác phẩm Hịch Tướng sĩ đã được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy ở Việt Nam
Tác phẩm Binh Thư Yếu Lược của ông đã khai sinh ra một học thuyết quân sự thuần Việt, có tính nghệ thuật, có tính ứng dụng cao và mang đậm bản sắc dân tộc.
Trần Hưng Đạo là người như thế nào?
Trần Hưng Đạo là một vị chủ tướng có đạo đức cao, nổi tiếng về lòng trung nghĩa và tinh thần đoàn kết. Ông biết cách sử dụng tài năng của những anh hùng như Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu và Dã Tượng. Ngoài ra, ông cũng rất quan tâm đến cuộc sống của binh lính và được họ tin yêu. Ngoài ra, Trần Hưng Đạo còn là một người tuân thủ nghiêm ngặt các giá trị đạo đức và tôn giáo. VD: Ông không cho phép binh lính nhũng nhiễu dân chúng, giữ trọn đạo vua tôi.
Ngoài ra, Trần Quốc Tuấn còn là người sẵn sàng bỏ qua mối thù của gia đình để đất nước không chia rẽ, cùng chống giặc ngoại xâm. Bởi lẽ, cha của ông đã từng có thù cướp vợ với vua Trần Thái Tông.
>> Bạn có muốn biết thêm ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên.
Như vậy, Họ Là Ai vừa cùng bạn khám phá về tiểu sử tóm tắt Trần Quốc Tuấn - Trần Hưng Đạo. Bên cạnh đó, chúng ta cũng tìm hiểu về xuất thân, công lao của ông. Nếu bài viết này hữu ích với bạn thì hãy chia sẻ giúp chúng tôi.