Chiến tranh thế giới thứ hai - Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả

Nguyễn Minh Khánh
tháng 8 02, 2023
Last Updated

Chiến tranh thế giới thứ hai được xem là cuộc chiến thảm khốc của nhân loại, khi các nước tìm cách giải quyết mâu thuẫn lợi ịch bằng chiến tranh. Vậy cuộc chiến này được diễn ra trong bối cảnh như thế nào? Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến đẫm máu trên? Diễn biến và kết quả của trận chiến sẽ được chúng tôi đề cập chi tiết qua bài viết sau đây

Bối cảnh trước chiến tranh thế giới thứ hai

Ở châu Âu

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã làm thay đổi hoàn toàn bản đồ chính trị của châu Âu. Các nước thuộc phe Hiệp ước như: Pháp, Bỉ, Ý, Romania và Hy Lạp đều giành thêm đất đai và quyền lợi. Nhiều quốc gia mới được thành lập sau sự sụp đổ của Áo-Hung, Đế quốc Ottoman và đế quốc Nga.

chiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh thế giới thứ hai




Nước Đức là nước chiến bại trong thế chiến lần thứ nhất đã phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề như mất lãnh thổ, bồi thường chiến tranh kếch sù. Vì vậy, chủ nghĩa báo thù dân tộc và chủ nghĩa xét lại hiệp ước Versailles đã nổi lên mạnh mẽ ở nhiều quốc gia thua trận trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Xu hướng này phát triển mạnh mẽ tại Đức bởi những tổn thất nặng nề về lãnh thổ, thuộc địa và kinh tế khi đầu hàng không điều kiện. 

Tháng 4 năm 1935,  Anh, Pháp, Ý thành lập Mặt trận Stresa nhằm kiềm chế Đức, đây được xem là một bước quan trọng đối với việc toàn cầu hóa quân sự. Tuy nhiên chỉ sau 2 tháng, Anh đã cùng đàm phán với Đức về việc thỏa thuận hải quân độc lập, nới lỏng nhiều hạn chế trước đó. 

Ở châu Á

Bối cảnh trước chiến tranh thế giới thứ hai tại châu Á cũng tương đối phức tạp. Sau cách mạng Tân Hợi, Viên Thế Khải nắm quyền Trung Hoa Dân Quốc rồi qua đời vào năm 1925. Trung Quốc rơi vào tình trạng quân phiệt bất ổn. Sau đó, Tưởng Giới Thạch lên nắm quyền Trung Hoa Dân Quốc. Dù vậy, Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng Sản Trung Quốc lại nội chiến.

Vào thời điểm này, Nhật Bản đang trên con đường trở thành một cường quốc quân sự, dần dần quân phiệt hóa. Năm 1931, Nhật Bản đã tiến quân xâm lược Mãn Châu. Đến năm 1937, Nhật Bản bắt đầu chiến tranh Trung-Nhật thứ hai nhằm mở rộng lãnh thổ của nước Nhật tại Trung Quốc.

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh 

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai rất phức tạp và đa chiều như sau:

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai

Thứ nhất: Sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia tạo ra sự chênh lệch về mặt kinh tế, chính trị của các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Điều này đã dẫn đến sự phân biệt và gây ra mâu thuẫn thuộc địa gay gắt. 

Thứ hai: Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hiệp ước Versailles và Washington trước đó không còn phù hợp nữa. Đặc biệt, hiệp ước Versailles đã tạo ra sự mâu thuẫn và bất ổn. Mức bồi thường khổng lồ là một trong những nguyên nhân khiến người Đức muốn xem xét lại hiệp ước, nảy sinh tâm lý báo thù cho chiến bại trước đó.

Nguyên nhân trực tiếp của chiến tranh thế giới thứ hai 

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 đến 1933 đã tác động trực tiếp và làm ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế thế giới. Vấn đề này đã làm mâu thuẫn chính trị, kinh tế trở nên sâu sắc. Lúc này chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới. 

Phát xít Đức, Nhật Bản và Ý đều theo đuổi chính sách mở rộng lãnh thổ và quyền lực. Tuy nhiên, cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ và không có động thái ngăn chặn. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát xít phát động cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Lưu ý: Ngoài những nguyên nhân kể trên, một số lý do khác dẫn đến thế chiến bao gồm: cuộc chạy đua vũ trang của Đức, Ý, Nhật. Bất đồng quan điểm giữa các cường quốc về chủ nghĩa phát xít.

Tính chất của chiến tranh thế giới thứ hai 

Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa đối với phe phát xít và là cuộc chiến tranh chính nghĩa đối với các dân tộc chiến đấu chống phát xít. Có thể chia cuộc chiến tranh thế giới thứ II được chia làm 2 giai đoạn để hiểu rõ được tính chất của cuộc chiến:

Giai đoạn 1 (1939 – 1941): Đây là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược phi nghĩa bởi sự bành trường của phát xít Đức tại các quốc gia Châu Âu. Quân Đức đã chà đạp lên quyền độc lập dân tộc, tự chủ thiêng liêng của nhiều quốc gia trên thế giới, đẩy hàng triệu người vô tội vào cuộc chiến thảm khốc. 

Giai đoạn 2 (1941 – 1945): Giai đoạn này được xem là cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát-xít chính nghĩa của các cường quốc lớn do Liên Xô – Mỹ – Anh đứng đầu.

Tóm tắt diễn biến chiến tranh thế giới thứ hai 

bản đồ chiến tranh thế giới thứ hai


Chiến tranh thế giới lần thứ hai được diễn ra trong hai giai đoạn. Nổi bật nhất đó là cuộc chiến giữa hai phe:

  • Phe phát xít: Đức – Ý – Nhật.
  • Phe đồng minh gồm các quốc gia chính như Anh – Liên Xô – Mỹ - Trung Hoa Dân Quốc. Ngoài ra còn một số quốc gia lưu vong khác như Pháp quốc tự do, Bỉ, Ba Lan, Tiệp Khắc,...

Trong đó, Đức tham gia với vai trò tấn công chủ lực trên chiến trường châu Âu, Ý chủ động châm ngòi chiến tranh tại chiến trường Bắc Phi và Nhật châm ngòi cho chiến trường Châu Á - Thái Bình Dương. 

Giai đoạn 1 (09/1939 - 06/1941): Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở Châu âu 

Tại chiến trường châu Âu:

  • Ngày 01/9/1939, Đức tiến hành tấn công Ba Lan, đánh dấu chiến tranh thế giới thứ hai chính thức bùng nổ. Anh và Pháp cũng bắt đầu tuyên chiến với Đức. Đến ngày 06/10/1939, Đức hoàn toàn chiếm được Ba Lan. 
  • Tháng 4/1940, Đức tiếp tục tiến quân vào Bắc Âu và chiếm được Đan Mạch.
  • Ngày 10/5/1940, Đức đưa hơn 3 triệu quân vào chiếm đánh các nước: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg. Ban đầu, Luxembourg là chính quyền dân sự nhưng sau đó sáp nhập vào lãnh thổ Đức.
  • Ngày 15/5/1940, Hà Lan thực hiện kí hòa ước đầu hàng, phục tùng phát - xít Đức. Đếm ngày 28/5/1940, Bỉ cũng tuyên bố đầu hàng Đức.
  • Ngày 22/6/1940, Pháp đã tuyên bố đầu hàng và ký hiệp định Compiegne với Đức. Bắt đầu từ đây Pháp đã chia thành hai phe: một phe theo khối Trục là chính phủ của Vichy và theo khối Đồng Minh là quân Pháp tự do.
  • Ngày 10/6/1940, Đức thực hiện tấn công đồng thời cùng lúc vào Tây Âu và Na-uy. Chỉ sau 2 tháng cầm cự, cả hai nước đã tuyên bố đầu hàng. 
  • Tiếp tục công cuộc xâm lược trong chiến tranh thế giới thứ hai, vào ngày 28/10/1840, Ý thực hiện tấn công Nam Tư và Hy Lạp nhưng đã thất bại. Tuy nhiên, ngày 06/04, Đức đã nhanh chóng hỗ trợ Ý để cùng tấn công hai đất nước này. Đến ngày 17/04, Nam Tư thất bại và chấp nhận hiệp ước đầu hàng. Tiếp đến ngày 01/6 Hy Lạp cũng rơi vào tay Đức.

→ Đức đã xâm chiếm được 11 quốc gia chỉ sau hơn 1 năm và sẵn sàng chuẩn bị mọi thứ để tổng tấn công Liên Xô. Vì vậy vào tháng 6/1941, Đức tự ý phá bỏ hiệp định không xâm lược Barbarossa để tấn công Liên Xô. Tuy nhiên, Hồng quân Liên Xô đã giành chiến thắng và đẩy lùi được quân Đức.

Tại chiến trường Bắc Phi:

Một cuộc chiến cam go, đầy khốc liệt đã diễn ra giữa Anh, Pháp (lực lượng tự do) với Đức, Ý và Pháp (quân Vichy). Đến tháng 8/1940, Ý đã tấn công vào thuộc địa của Anh là Somalia và Ai Cập nhưng bị thất bại. 

Tại chiến trường châu Á – Thái Bình Dương:

Chiến tranh thế giới thứ hai tại chiến trường này phần lớn được thực hiện ở khu vực gần biển hoặc trên biển. Quân đội Nhật Bản lúc này đã hoành hành và bành trướng xâm lược ở Châu Á khi Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông, Singapore… đã bị Nhật chiếm đóng

Ngày 7 tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng, đập tan hạm đội Mỹ đang trú quân ở đây. Vì vậy, Mỹ chính thức tuyên chiến với Nhật. 

Giai đoạn 1 kết thúc đánh dấu kết thúc thời kỳ phe Trục thắng thế trên chiến trường.

>> Xem bài viết chi tiết trận Trân Châu Cảng.

Giai đoạn 2 (tháng 6 năm 1941 - tháng 11 năm 1942): Chiến tranh lan rộng khắp thế giới 

Tại chiến trường châu Âu:

xe tăng Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai
Xe tăng Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai


  • Tháng 5/1943, phe Đồng Minh bắt đầu tấn công Ý. Đến tháng 9/1943, quân Đức đã chiếm lại một phần của nước Ý.
  • Ngày 25/04/1945, nước Ý hoàn toàn được giải phóng. Trong khi đó, cuộc chiến khốc liệt giữa Đức và Liên Xô vẫn đang diễn ra, lúc này Đức đã bị rơi vào thế bị động. Trên đà thắng lợi, Hồng quân Liên Xô thực hiện giải phóng Áo - Hung, Na uy, Hungary và Tiệp Khắc.
  • Ngày 06/06/1944, còn được gọi là ngày D-Day, quân Đồng Minh thực hiện thành công cuộc đổ bộ Normandy dù chịu thiệt hại nặng nề.
  • Từ ngày 19 tháng 4 năm 1945 đến ngày 9 tháng năm 1945, hồng quân Liên Xô mở chiến dịch tấn công thành phố Berlin. Đến ngày 30/04/1945, quân Liên Xô chiếm được trụ sở Quốc hội Đức, Hitler phải tự sát trong tầng hầm. Dù vậy, cuộc chiến này đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu binh sĩ và được xem là một trong những trận chiến khốc liệt nhất.
  • Ngày 09/05/1945, quân Đức đầu hàng, thua trận trên chiến trường Tây Âu trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. 

Tại chiến trường Bắc Phi:

Tháng 11/1942, quân Đồng Minh (gồm Anh, Mỹ và các quốc gia khác) tiếp tục mở thêm một chiến trường thứ hai tại Bắc Phi. Lúc này, phát xít Đức đã rơi vào tình trạng phải chiến đấu trên nhiều mặt trận. Đến tháng 5 năm 1943, sau trận El Alamein và chiến dịch Torch do phe Đồng Minh thực hiện, Đức đã bị đánh bại tại Bắc Phi và buộc phải rút quân.

Tại chiến trường châu Á – Thái Bình Dương:

  • Tại chiến trường này, chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra trên cả đất liền và biển.
  • Quân Đồng Minh (Anh, Trung Quốc, Ấn Độ) đã đụng độ quân đội Nhật trên đất liền. Trong khi trên biển, Nhật lại giành giật từng hòn đảo với liên quân Đồng Minh. 
  • Ngày 7 tháng 8, phe Đồng Minh phản công lại phát- xít Nhật bằng chiến dịch Guadalcanal. Quân Nhật bị đánh bại và chịu tổn thất nghiêm trọng. Thừa thắng xông lên, phe Đồng minh chủ yếu là Mỹ lần lượt tấn công chiếm đóng được đảo Okinawa và Iwo Jima của Nhật. 
  • Đến ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật tiến hành đảo chính và lật đổ chế độ Pháp ở Đông Dương (các nước Việt Nam, Lào và Campuchia). Phe Đồng Minh giành lại được Myanmar từ tay Nhật.
  • Ngày 20/10/1944, quân Đồng minh tiếp cận Philippines để giải phóng nhưng không thành công. 
  • Tháng 6 năm 1944, Quân đồng minh thực hiện nhiều đợt ném bom vào lãnh thổ Nhật. Tuy nhiên sự kiện được xem là trận chiến đẫm máu nhất được diễn ra vào ngày 6/8/1945 khi Mỹ ném bom nguyên tử vào thành phố Hiroshima giết chết hơn 90.000 người của Nhật. 
  • Chưa dừng lại ở đó, ngày 9/8/1945, Mỹ tiếp tục ném quả bom thứ hai xuống thành phố Nagasaki làm chết hơn 70.000 người. Quả bom này gần như xóa sổ 1 thành phố của Nhật và để lại hậu quả nghiêm trọng dư âm đến ngày nay. 
  • Ngày 8/8, quân Liên Xô chính thức đối đầu với Nhật và giành thắng lợi vào ngày 28/8.
  • Ngày 2/9/1945, Nhật Bản đã thực hiện ký văn kiện đầu hàng không điều kiện phe Đồng Minh. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kéo dài trong vòng 6 năm đã chính thức kết thúc.

Kết quả chiến tranh thế giới lần thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phe phát-xít: Đức – Ý – Nhật. Tuy nhiên đã có hơn 70 quốc gia và  1700 triệu người bị cuốn vào vòng xoáy chiến tranh. Theo ước tính có khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế và thiệt hại kinh tế lên đến 4000 tỉ đô. Cùng với đó, sự kiện kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến nhiều thay đổi trong tình hình thế giới lúc bấy giờ. 

Những trận chiến ác liệt nhất trong thế chiến hai

Dưới đây là 4 trận chiến ác liệt và đẫm máu nhất trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai: 

Trận Stalingrad (23/8/1942-2/2/1943, thương vong ước tính 1.798.619 người)

Trận Stalingrad được diễn ra giữa phát xít Đức và Hồng quân Liên Xô. Đây được xem là trận chiến đẫm máu nhất không chỉ trong thế chiến hai mà còn cả trong lịch sử thể giới từ trước đến nay. Trong trận chiến này quân Đức đã bị bao vây chặt ở Stalingrad, đối mặt với cuộc sống vô cùng khổ sở trong thành phố hoang tàn và lạnh. Đây cũng là trận chiến làm cho quân Đức bị mất tinh thần và không thể khôi phục lại như trước. 

Trận công phá Berlin (16/4-2/5/1945, thương vong ước tính: 1.298.745 người)

Đây là trận chiến ác liệt trong chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra tại chiến trường châu Âu. Trận chiến này chính là cột mốc chứng kiến sự sụp đổ của quân đội Đức, Hitler tự sát và Thế chiến 2 chuẩn bị chấm dứt.

Trận Moscow (2/10/1941-7/1/1942, thương vong ước tính: 1.000.000 người)

Trận chiến này đã phơi bày rõ việc Hitler dồn lực để đánh chiếm Moscow vào năm 1941. Tuy nhiên đến cuối cùng quân Đức vẫn không thể thắng lợi trước sự chống trả quyết liệt và có chiến lược của Liên Xô. Bên cạnh đó quân Đức cũng gặp bất lợi khi chiến đấu vào thời tiết mùa đông khắc nghiệt (lạnh tới -30 độ C). 

Trận đánh Narva (2/2 – 10/8/1944, thương vong ước tính 550.000 người)

Đây là trận đánh nảy lửa giữa quân Đức và Hồng quân của Stalin. Trận chiến này được chia thành 2 giai đoạn đó là: Trận đầu cầu Narva, và trận phòng tuyến Tannenberg. Được xem là trận giao tranh dữ dội, hàng trăm nghìn người bị tử trận và chủ yếu ở phía Liên Xô. 

Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai 

Thế chiến thứ hai (1939-1945) kết thúc đã để lại hậy quả khủng khiếp trên toàn thế giới: 

  • Số người chết: Tổng số người chết ước tính sau khi kết thúc Thế chiến hai là khoảng 60 triệu người, trong số đó hơn một nửa là người dân vô tội. Riêng đối với Liên Xô là nước có nhiều người chết nhất với khoảng 20 triệu người. 

  • Số người bị thương: Có khoảng 90 triệu người bị tàn phế sau khi kết thúc Thế chiến hai. Hàng triệu người bị mất chân, tay, mắt và bị ảnh hưởng bởi vũ khí hạt nhân. Hậu quả của vũ khí hạt nhân vẫn còn kéo dài đến tận ngày nay. 

  • Tài sản bị phá hủy: Hàng trăm thành phố và làng mạc đã bị chiến tranh phá hủy và thiệt hại hàng trăm tỷ USD. 

  • Thiệt hại về kinh tế: Nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới (phần lớn là Châu Á) đều bị sụp đổ, điều này đã dẫn đến việc hàng trăm triệu dân bị mất nhà cửa và công việc làm, kéo theo tình hình kinh tế bị suy thoái. 

Bài học và ý nghĩa lịch sử

Chiến tranh thế giới  thứ hai kết thúc đã cho thấy rằng các quốc gia đã đoàn kết cùng nhau trong khối đồng minh để chống lại phát xít, lập lại hòa bình thế giới. Đặc biệt trong cuộc chiến này đã cho thấy rõ vai trò trụ cột của Liên Xô, Mỹ, Anh vào những năm 1945. 

Tuy nhiên dù chiến tranh đã kết thúc nhưng chủ nghĩa khủng bố lại xuất hiện đã đặt ra nhiều nguy cơ, thách thức lớn đối với hòa bình thế giới. Rút ra bài học từ thế chiến hai, các quốc gia trên thế giới cần đẩy mạnh khối đại đoàn kết dân tộc để cùng hợp tác với nhau chống lại các thế lực thù địch. 

Tất cả các cuộc chiến tranh đều gây ra tổn thất vô cùng nặng nề. Vì vậy, việc đàm phán trong hòa bình, tháo gỡ xung đột là điều quan trọng nhất để ngăn chặn tình trạng xấu diễn ra. Đây cũng chính là tiền đề để thành lập nên tổ chức Liên Hợp Quốc với mục tiêu giữ gìn nền hòa bình và an ninh quốc tế.

 Như vậy, chúng tôi vừa gửi đến bạn cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân, diễn biến và những trận ác chiến nhiều binh sĩ hy sinh nhất. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ khốc liệt của cuộc chiến này và hẹn gặp bạn trong những bài viết tiếp theo.

TrendingTrang chủ