Sau khi vua Lê Thái Tổ qua đời năm 1433, thái tử Lê Nguyên Long lên kế vị, lấy hiệu là Lê Thái Tông. Ông lên ngôi vua khi chỉ mới 11 tuổi nhưng với tư chất thông minh cùng với sự phò tá của các vị tướng tài ba, vua Thái Tông đã giúp Đại Việt thời Hậu Lê yên bình, thịnh trị.
Tiểu sử Lê Thái Tông
Lê Thái Tông (20 tháng 11 năm 1423 - 7 tháng 9 năm 1442) là vị vua thứ hai của nhà Hậu Lê, trị vì nước Đại Việt từ năm 1433 đến năm 1442.
Tên thật của Lê Thái Tông là Lê Nguyên Long, ông là con trai thứ hai của Thái Tổ Cao hoàng đế Lê Lợi. Mẹ của ông là Cung Từ Cao hoàng hậu Phạm Thị. Ông sinh ngày 21/11/1423 âm lịch tại Lam Sơn, Thọ Quang, Thanh Hóa. Giai đoạn này quan Minh đang xâm lược nước ta, Lê Thái Tổ vừa chống giặc vừa di chuyển nhiều nơi. Năm Lê Nguyên Long được hơn 2 tuổi thì mẹ mất.
Sau khi Lê Thái Tông lên trị vì đã đánh dấu thời kỳ thịnh trị, tiếp nối thành tựu của vua Lê Thái Tổ. Tuy lên ngôi vua từ khi còn nhỏ, nhưng bên cạnh ông lại có nhiều đại thần tài giỏi như: Lê Sát, Trịnh Khả, Lê Ngân… Nhờ vậy mà chính sự không suy, ngược lại còn phát triển không ngừng. Thê nhưng ông lại là một người hà khắc, ép chết Lê Sát và Lê Ngân, hà khắc với anh ruột là Quận Ai vương Lê Tư Lê. Đây cũng là vị vua có cái chết đột ngột và đầy bí ẩn, dấy lên nhiều nghi vấn trong lịch sử.
Tóm tắt tiểu sử
Tháng 3 năm 1428, Lê Nguyên Long được phong làm Lương quận công. Đến ngày 07/01/1429, vua Lê Thái Tổ đã ra lệnh cho 7 vị đại thần mang theo kim sách lập Lê Tư và Lê Nguyên Long làm Hoàng thái tử.
Ngày 22/8 âm lịch năm 1433, vua Lê Thái Tổ qua đời. Đến ngày 09/8 âm lịch, thái tử Lê Nguyên Long lên ngôi vua. Ông đã ban đại xá thiên hạ và lấy niên hiệu thành Thiệu Bình. Bên cạnh đó, Lê Thái Tông còn chọn ngày sinh làm Kế Thiên thánh tiết, sau đó đổi làm Vạn thọ thánh tiết, xưng hiệu là Quế Lâm động chủ.
Ông đã đề ra chính sách khuyến khích dân trí nhằm chiêu mộ hiền tài. Khoa thi đầu tiên được tổ chức ngày 04/02/1434 và đỗ đạt được hơn 1.000 người, chia làm ba bậc.
Ngày 27/7/1442, ông đi tuần về miền Đông, tổ chức duyệt quân ở thành Chí Linh. Lúc này Nguyễn Trãi đã mời ông ngự ở chùa Côn Sơn. Đến ngày 04/8, vua Thái Tông đi chơi ở vườn Vải thì đột ngột qua đời, các bá quan bí mật đưa thi hài về kinh sư.
Đại Việt dưới thời Lê Thái Tông
Triều đại của Vua Thái Tông đã đánh dấu một thời kỳ thịnh trị trong suốt hành trình lịch sử Việt Nam, tiếp nối vua Lê Thái Tổ. Tuy lên ngôi vua khi chỉ mới 11 tuổi nhưng ông lại là một vị vua thông minh, được sự giúp đỡ phò tá hết mình của các đại thần võ tướng, nghiêm trị tham ô, hoàn thiện hệ thống các nghi thức, lễ nhạc của triều đình thời bấy giờ, tăng cường chỉnh đốn quân đội, phát triển kinh tế, chấn hưng giáo dục.
Kinh tế
Tiến hành khai phá vùng đất bồi ven biển, đắp đê ngăn nước mặn.
Các ngành nghề thủ công truyền thống như: kéo tơ, dệt lụa, làm nón, đúc đồng… ngày càng phát triển. Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng đã được ra đời.
Khuyến khích lập chợ mới, họp chợ, ban hành các điều lệ cụ thể quy định việc thành lập chợ và họp chợ.
Việc buôn bán với nước ngoài được duy trì, thuyền bè của các nước láng giềng qua lại buôn bán ở một số cửa khẩu như: Vân Đồn, Vạn Ninh, Hội Thống,...
Ngoại giao
Thời kỳ vua Lê Thái Tông đã thiết lập được mối bang giao tốt đẹp giữa Đại Việt và nhà Minh. Năm 1434, vua Thái Tông sau khi vừa lên ngôi vua đã cho sứ thần mang tờ biểu và lễ vật địa phương sang nhà Minh cầu phong và kết giao. Khi nhà Minh hay tin vua Lê Thái Tổ mất đã sai sứ thần mang cỗ tế của phương Bắc sang với tổng cộng 80 bàn.
Giáo dục
Năm 1434, vua Thái Tông tổ chức thi nho sĩ trong nước, kết thúc kỳ thi đã có 1000 người đỗ đạc và được chia làm 3 bậc: bậc 1 bậc 2 sẽ được học ở Quốc tử giám và bậc 3 sẽ đưa về học tại các trường lộ. Nhà vua còn chủ trưởng bổ dụng các Ngự tiền học sinh lên làm quan.
Đến tháng 3 năm 1442 âm lịch, vua Lê Thái Tông đã mở ra khoa thi Hội đầu tiên của nước Đại Việt thời Lê. Tổng cộng có 450 sĩ tử tham dự, trong số đó có 33 người đỗ và tiếp tục tham dự cuộc thi Đình.
Quân sự
Vua Thái Tông đã ra lệnh cho quân ngự tiền và các vệ quân thuộc năm đạo chuẩn bị lương ăn trong vòng 2 tháng, di chuyển tới địa phận Đông Kinh để điểm danh và luyện quân. Đối với quân trấn giữ tại các trấn Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa sẽ tới địa phận phủ, trấn mình để kiểm duyệt, bất cứ ai vi phạm sẽ bị trị tội.
Tháng 1 năm 1435 âm lịc, nhà vua đã tiến hành cho theo diện quân đội 5 đạo quân đánh bộ, diễn tập thủy chiến ở sông Hồng.
Tháng 2 âm lịch năm 1437, Vua Thái Tông thực hiện khảo thí võ nghệ của các tướng hiệu. Đến năm 1439, vua Lê Thái Tông tăng cường quân đội và tổ chức duyệt quân binh với quy mô lớn cả nước.
Vì sao vua Lê Thái Tông chết?
Ngày 27//7/1442 nhằm năm Nhâm Tuất), vua Lê Thái Tông thực hiện đi tuần ở miền Đông, duyệt quan ở thành Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đã đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi.
Đến ngày 4/8 cùng năm, vua Thái Tông di chuyển về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc huyện Gia Lương, Bắc Ninh). Cùng đi với vua còn có thiếp của Nguyễn Trãi là bà Nguyễn Thị Lộ, khi ấy bà đã 40 tuổi. Tuy đã đứng tuổi nhưng Nguyễn Thị Lộ lại rất được lòng vua Lê Thái Tông vì sắc đẹp, văn hay.
Tuy nhiên vua Thái Tông sau khi thức suốt đêm với bà Nguyễn Thị Lộ đã đột ngột băng hà, các quan thần đi cùng đã bí mật đưa xác vua về kinh thành, ngày 6/8 mới về đến kinh sư, đến nữa đêm mới phát tang.
Tuy nhiên, mọi luận điểm đều xuất phát từ suy đoán, đến ngày nay vẫn chưa ai chắc chắn được cái chết của vua Lê Thái Tông xuất phát từ nguyên nhân nào và chỉ có những thông tin cơ bản.
Cái chết của vua Lê Thái Tông đã dẫn đến vụ thảm án Lệ Chi Viên. Bà Đặng Thị Lộ và danh nhân Nguyễn Trãi bị xử tru di tam tộc. Những bí ẩn của vụ án oan thế kỷ này được chúng tôi đề cập trong bài viết chi tiết: Tóm tắt vụ án Lệ Chi Viên? Những bí ẩn và ai là thủ phạm.
Vua Lê Thái Tông lập ra 13 đạo thừa tuyên, Sơn La thuộc đạo nào?
Sau khi đánh đuổi được quân Minh ra khỏi đất nước, vua Lê Lợi lên ngôi, khôi phục Đại Việt, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới. Chính quyền phong kiến dần được hoàn thiện, đến đời vua Lê Thánh Tông thì hoàn chỉnh nhất. Để tập trung tất cả quyền lực vào nhà vua, Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành. Lê Thánh Tông đã lập ra 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên môn như: Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.
Vào thời vua Lê Thái Tổ và Lê Nhân Tông, cả nước được chia thành 5 đạo, dưới đạo có phủ, huyện, xã.
Đến đời vua Lê Thánh Tông đã chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, thay chức vụ an phủ đứng đầu mỗi đạo bằng 3 ti phụ trách 3 lĩnh vực khác nhay của mỗi đạo. 13 đạo thừa tuyên bao gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Nam và một phủ Trung Đô (Thăng Long).
Tỉnh Sơn La thuộc phủ Gia Hưng của đạo Hưng Hóa, trong phủ Gia Hưng gồm các huyện: Thanh Nguyên (Tân Sơn, Thanh Sơn và Thanh Thủy nay thuộc Phú Thọ), Phù Hoa (Phù Yên nay thuộc Sơn La), Mai Châu (nam Mai Châu nay thuộc Hòa Bình), Mộc Châu (phần còn lại của Mai Châu thuộc Hòa Bình và Mộc Châu nay thuộc Sơn La), Việt Châu (Yên Châu và Bắc Yên hiện nay), Thuận Châu.
Theo như Đại Việt sử ký toàn thư đã nhận xét vua Lê Thái Tông rằng: "thiên tư sáng suốt, nối vận thái bình; xử tù, xét án phần nhiều tha thứ khoan hồng". Tuy nhiên, vua Thái Tông lại qua đời khi chỉ mới 20 tuổi. Dù vậy ông đã được nhân dân ngợi ca rằng: "Thời vua Thái Tổ, Thái Tông, thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn".