Trong lịch sử Việt Nam, Trần Duệ Tông là vị vua duy nhất tử trận trong cuộc chiến với Chiêm Thành. Dù vậy, khó có thể gọi ông là kẻ bất tài. Những thành tựu, chính sách cai trị và cái chết của vị vua đặc biệt này sẽ được chúng tôi gửi đến bạn đọc qua bài viết sau đây.
Thân thế và tên gọi
Trần Duệ Tông |
Trần Duệ Tông tên thật là Trần Kính ((陳曔), sinh ngày 30 tháng 6 năm 1337. Ông là con thứ 11 của Trần Minh Tông và Đôn Từ Quý phi Lê Thị, em gái của Minh Từ Quý phi. Khi còn là hoàng tử, ông giữ tước hiệu Cung Tuyên Vương. Tên ngoại giao với nhà Minh của ông là Trần Đoan hoặc Trần Nhật Đoan.
Tiểu sử Trần Duệ Tông
Trần Duệ Tông (30 tháng 6 năm 1337 – 4 tháng 3 năm 1377) là vị hoàng đế thứ 10 của triều đại nhà Trần Việt Nam, vị vua duy nhất trong sử Việt tử trận khi còn đương chức. Nhà vua cai trị vì từ năm 1372 đến năm 1377, với khí phách và ước mong chấn hưng Đại Việt sau khi đất nước bị suy yếu dưới thời Trần Dụ Tông và Dương Nhật Lễ.
Trần Duệ Tông đã áp dụng các biện pháp để trấn áp kẻ thù từ thời khai quốc của Đại Việt là Chiêm Thành. Tuy nhiên, vì ông quá nóng vội đánh bại kẻ địch nên bị mắc mưu rồi bị tử trận trong trận Đồ Bàn. Trận thua lớn này khiến thế nước Đại Việt suy yếu. Nhà Trần dần suy sụp và cuối cùng bị Hồ Quý Ly lật đổ.
Khôi phục nhà Trần
Vào năm 1369, sau khi vua Trần Dụ Tông qua đời mà không có con trai nối ngôi, Hiến Từ Thái hậu lựa chọn Dương Nhật Lễ là cháu trai của bà và con trai của Cung Túc vương Trần Nguyên Dục, làm người kế vị. Tuy nhiên, Nhật Lễ không phải là tôn thất nhà Trần. Sau khi lên ngôi, Nhật Lễ không thể duy trì công việc quốc gia và trở nên ham chơi rượu chè. Ông còn giết Hiến Từ Thái hậu vì bà đã hối hận về việc lập Nhật Lễ kế vị.
Trong tình hình này, Trần Duệ Tông quyết định chấn hưng hoàng quyền nhà Trần bằng cách chuẩn bị vũ khí, quân bị cho quân đội của anh là Trần Nghệ Tông. Vào tháng 11 năm 1372, ông cùng với các tôn thất nhà Trần khác tấn công vào kinh thành, bắt sống Dương Nhật Lễ rồi giáng chức y. Theo thông lệ nhà Trần, Trần Nghệ Tông nhường ngôi cho Trần Kính và lên làm Thái thượng hoàng. Trần Kính lên ngôi và được biết đến với tên gọi Trần Duệ Tông. Trong thời gian trị vì, ông tiếp tục đường lối của cha mình và tuyển chọn nhân tài cho quốc gia.
Chính sách cai trị
Sau khi lên ngôi vua, Trần Duệ Tông đã đưa ra những chính sách cai trị cấp tiến như sau:
- Năm 1374, tuyển chọn quan viên có tài cho đất nước mà không phân biệt xuất thân, cho các binh lính già yếu xuất ngũ.
- Năm 1376, tổ chức kỳ thi Đình tuyển chọn người tài từ dân chúng giúp nước. Trong kỳ thi này, rất nhiều nho sinh xuất chúng đỗ đạt ra làm quan.
- Đặt ra quy định kiểu các loại y phục, xe, kiệu, tán, nghi theo phong cách thời vua Trần Minh Tông, bãi bỏ các kiểu du nhập từ Trung Quốc.
Tử trận ở đất Chiêm
Bởi vì Đại Việt thường xuyên bị Chiêm Thành xâm lấn, Trần Duệ Tông quyết tâm xây dựng quân đội để đánh Chiêm Thành. Tuy nhiên, việc này đã trở thành một ngọn lửa không chỉ đốt cháy ông, mà còn gần như thúc đẩy sự diệt vong của triều đại nhà Trần.
Năm 1376, Chế Bồng Nga là chúa Chiêm Thành đã tấn công vùng Hoá Châu thuộc tỉnh Nghệ An. Với mong muốn đánh bại quân địch, vua Trần Duệ Tông đã sai Đỗ Tử Bình đi tiêu diệt kẻ thù. Vì sợ hãi trước quyết tâm của quân Đại Việt, Chế Bồng Nga đã quyết định dâng 10 mâm vàng để xin tha thứ cho tội ác mình gây ra.
Tuy nhiên, Đỗ Tử Bình lại giữ vàng đó cho riêng mình và báo cáo cho vua Trần rằng Chế Bồng Nga cần phải bị trừng phạt.
Vào tháng 12 năm 1376, Trần Duệ Tông cầm quân 12 vạn đánh Chiêm Thành. Các đồn lũy của Chiêm Thành lần lượt bị công phá và quân đội nhà Trần tiến vào kinh thành Đồ Bàn là thủ đô của chúa Chiêm. Quân Chiêm đã có kế hoạch xảo trá là Chế Bồng Nga đã bỏ trốn và chấp nhận mất thành. Khi quân nhà Trần vào thành, quân Chiêm phục binh từ 4 phía đổ ra đánh khiến quân Đại Việt thua to. Cuối cùng, Trần Duệ Tông cùng các tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Nạp Hòa và Hành khiển Phạm Huyền Linh đều tử trận trong trận chiến này. Hôm đó là ngày 4 tháng 3 năm 1377, Trần Duệ Tông tử chiến sa trường.
Đại Việt sau cái chết của Trần Duệ Tông
Sau cái chết của, vua Trần Duệ Tông, Minh Thái Tổ vua của triều đại Minh vẫn ủ mưu xâm chiếm Đại Việtt. Nhưng may mắn cho Đại Việt là nội bộ triều Trần vẫn còn đoàn kết. Sau vua Trần Duệ Tông, Trần Nghệ Tông đã đưa Trần Phế Đế lên ngôi vua.
Vào năm 1381, nhà Minh xua quân tấn công Vân Nam và giành chiến thắng. Minh triều yêu cầu Đại Việt cung cấp lương thực và cây giống. Để tránh tai hoạ và bảo vệ cho dân tộc, nhà Trần phải nghe theo yêu sách đó. Tuy nhiên, sức mạnh Đại Việt đã suy yếui, dẫn đến việc Minh triều đòi hỏi nhiều hơn, bao gồm cả việc cống nô và người bị thiến.
Minh triều không chỉ có chiến thắng trên chiến trường mà họ còn sử dụng các kế sách chính trị để đạt được lợi ích của mình. Trong khi đó, nội bộ triều Trần của Đại Việt đang trong tình trạng loạn lạc. Minh triều đã lợi dụng tình hình này và thúc đẩy sự chia rẽ trong nước Việt
Vào năm 1395, tình hình giữa hai nước tiếp tục căng thẳng khi Minh triều đưa ra yêu sách khó khăn đòi mượn đường và lượng lớn tài nguyên lớn từ Đại Việt để đánh dẹp các tù trưởng ở phía Nam.
Những giai thoại
Giai thoại về Chế Thắng Phu nhân
Một trong những câu chuyện nổi tiếng liên quan đến Trần Duệ Tông là giai thoại về Chế Thắng Phu nhân. Chế Thắng là vợ của Trần Duệ Tông và cũng là mẹ của con trưởng duy nhất của ông là Trần Hiện. Theo truyền thuyết, Chế Thắng là một người phụ nữ thông minh, có tấm lòng hy sinh vì nghĩa.
Tương truyền, khi vua Trần đem quân đánh chiêm Thành đi đến cửa biển Quảng Bình thì gặp gió lớn nên không thể tiến quân. Đếm hôm đó, thần biển báo mộng cho nhà vua yêu cầu nộp một người đẹp thì mới cho quân đi qua. Hôm sau, nhà vua kể lại việc đó với mọi người. Bà phi Chế Thắng phu nhân chấp nhận hy sinh, gieo mình xuống biển.
Báo mộng
Sau khi vua Duệ Tông qua đời, Nghệ Tông nằm mơ thấy Duệ Tông ngâm bài thơ cảnh báo về sự diệt vong của triều đại nhà Trần. Trong mơ, vua anh tiên đoán rằng các vị hoàng đế sau Trần Duệ Tông đều thiếu tài năng và nhà Trần dần suy yếu sụp đổ. 6 năm sau khi Trần Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly lật đổ triều đại nhà Trần và chiếm lấy ngai vàng.
Như vậy, Họ Là Ai vừa gửi đến bạn đọc tiểu sử Trần Duệ Tông với những thăng trầm của một kiếp người. Hãy úng hộ chúng tôi bằng cách chia sẻ bài viết này và hẹn gặp bạn trong những bài viết tiếp theo.