Thành phố Babylon cổ đại ở đâu? Lịch sử và truyền thuyết

Nguyễn Minh Khánh
tháng 12 28, 2023
Last Updated

 Thành phố Babylon là một trong những thành phố cổ đại nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại. Với vị trí đắc địa bên bờ sông Euphrates, nằm ở phía nam của thủ đô Baghdad hiện đại của Iraq, Babylon đã từng là trung tâm của một đế chế hùng mạnh và có vai trò quan trọng trong lịch sử của nhân loại.

Thành phố Babylon là gì? Ở đâu?

Babylon là một trong những thành phố cổ đại lớn nhất trên thế giới, phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội và văn hóa. Được xây dựng như một thành trì bảo vệ người dân khỏi các cuộc tấn công của kẻ thù, thành phố Babylon đã trở thành trung tâm của nhiều đế chế cổ đại như Akkad, đạt được những thành tựu văn hóa, khoa học và nghệ thuật. Thành phố này có công trình kiến trúc vườn treo BabyLon được ghi nhận là một trong Bảy Kỳ Quan của Thế Giới Cổ Đại.

thành phố Babylon


Về địa lý, Babylon nằm ở phía nam của thủ đô Baghdad hiện đại 94 km, trên bờ bắc của sông Euphrates. Thành phố này có diện tích khoảng 10 km2 và được bao quanh bởi các thành quách Tuy nhiên, do thời gian và chiến tranh, hầu hết các di tích của Babylon đã bị hư hỏng và không còn nguyên vẹn như trước.

Lịch sử Babylon - Hành trình phát triển và suy tàn

Thành lập thành phố cảng Baby Lon

Theo World History, ban đầu BabyLon là thành phố cảng cỡ nhỏ được thành lập vào thời điểm trước khi Sargon xứ Akkad (2334-2279 TCN) cai trị. Đến thời đại vua Hammurabi (1792-1750 TCN), thành phố Babylon mới trở thành thủ đô của đế chế Babylon. Sau đó, Hammurabi không chỉ tạo ra bộ luật Hammurabi nổi tiếng cho thành phố mà còn mở rộng đế quốc của mình qua các cuộc chinh phục. Vào thời điểm đó, Babylon là một thành phố lớn nhất thế giới với dân số hơn 100.000 người, trung tâm mua bán và giao lưu hàng hải quan trọng nhất trên thế giới.

Tân Babylon

Tuy nhiên, sau cái chết của vua Hammurabi, thành phố Babylon cũng suy yếu theo, khu vực cai trị của người Babylon cũng dần thu nhỏ. Vào thời kỳ 1770-1670 TCN, Babylon đã chứng kiến sự lên ngôi của người Assyria, khi thành phố này bị chinh phục và dần trở thành một phần của đế quốc Tân Babylon (Assyria). Vào năm 1595 trước Công nguyên, người Hittite xâm chiếm thành phố này. Người Kassites tiếp nối người Hittite cai trị thành Babylon đã đổi tên thành phố là Karanduniash.

Trước khi Babylon chính thức trở thành một đế chế, thành phố đã trải qua nhiều triều đại khác nhau. Dưới thời vua Sennacherib (705-681 TCN), thành phố Babylon liên tục nổi dậy. Vua Sennacherib dần mất kiên nhẫn và đã san bằng thành phố. Babylon chỉ còn lại môt số tàn tích.

Đến thời vua Esarhaddon đã cho xây dựng lại thành phố này. Sau khi Đế chế Assyria sụp đổ, vua Chaldean Nabopolassar lên ngôi vua của Babylon. Thông qua các liên minh, ông đã tạo ra Đế chế Tân Babylon. Con trai ông là vua Nebuchadnezzar II, đã tái thiết thành phố bao phủ diện tích 900 hecta và sở hữu một số công trình ấn tượng nhất trong toàn vùng Lưỡng Hà.

Thời kỳ Nebuchadnezzar II được coi là thời kỳ hoàng kim của Babylon, khi thành phố này đạt đến đỉnh cao về sự phát triển xã hội và văn hóa. Với quân đội hùng mạn, sự giàu có, Nebuchadnezzar II đã chinh phục Jerusalem và đưa người Do Thái về Babylon. Ông cũng đã cho xây dựng vườn treo Babylon để làm hài lòng vợ mình và được công nhận là một trong Bảy Kỳ Quan Thế Giới Cổ Đại.

Tuy nhiên, sự hùng mạnh của Babylon không kéo dài được lâu. Vào năm 539 TCN, Cyrus Đại Đế đã đem quân chinh phục và khiến đế chế Babylon sụp đổ. Sự kiện này đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ Babylon và bắt đầu một trang mới trong lịch sử của thành phố này.

Người Ba Tư và Alexander Đại đế

Dưới sự cai trị của người Ba Tư, Babylon đã phát triển mạnh mẽ như một trung tâm nghệ thuật và giáo dục. Cyrus và những người kế nhiệm đã rất coi trọng thành phố này và đã biến nó thành một trong những thủ đô hành chính của đế chế. Toán học, vũ trụ học và thiên văn học Babylon được đánh giá cao.

Vào năm 331 TCN, Đế chế Achaemenid sụp đổ trước đại quân của Alexander Đại Đế. Tuy nhiên, Alexander Đại Đế rất tôn trọng với thành phố này, ra lệnh cho quân lính của mình không được phá hoại các công trình hay quấy rối cư dân. Nhà vua đã lên kế hoạch phục hồi lại thành phố nhưng chưa kịp thực hiện thì đã qua đời.

Vào năm 323 TCN, những người kế nhiệm Alexander Đại Đế lao vào cuộc chiến của Diadochi để tranh giành quyền lực. Cuộc chiến diễn ra khốc liệt đến mức mà cư dân thành phố Babylon đã phải bỏ chạy để bảo toàn tính mạng.  Đến thời kỳ Đế chế Parthian cai trị, Babylon chỉ còn là một thành phố hoàng tàn. Dưới thời Đế chế Sassanian, thành phố hồi phục đôi chút nhưng không thể trở thành huy hoàng như xưa.

Sau cái chết của Alexander tại Babylon vào năm 323 TCN, trong các Cuộc chiến của Diadochi, những người kế nhiệm ông đã tranh giành đế chế nói chung và cụ thể là thành phố này đến mức cư dân đã phải bỏ chạy để bảo toàn tính mạng (hoặc theo một bản báo cáo cổ xưa, họ đã được di dời). Đến thời kỳ Đế chế Parthian cai trị khu vực này, Babylon chỉ còn là bóng ma của chính mình. Thành phố từ từ rơi vào tình trạng hoang tàn và, ngay cả trong thời kỳ hồi sinh ngắn ngủi dưới Đế chế Sassanian, nó không bao giờ có thể lấy lại được vẻ vang xưa.

Vào năm 651, trong cuộc chinh phạt của người Hồi giáo, những gì còn sót lại của thành phố Babylon đã bị cuốn trôi, chìm dần vào cát sa mạc.

Vì sao thành phố Babylon sụp đổ?

Một số nguyên nhân sau đã dẫn đến sự sụp đổ của thành phố Babylon

Khi người dân ở thành phố Babylon đang tổ chức lễ hội, thì bất ngờ bị quân của Cyrus Đại Đế tấn công, dẫn đến việc thất thủ và bị chiếm đóng. Khi đó, tất cả quan viên đều tham gia tiệc, chẳng ai để ý chuyện phòng thủ thành phố.

Lúc này, vua Cyrus Đại Đế nhận thấy một nhánh sông chảy vào thành Babylon đã bị khô cạn. Nhân trời tối, Cyrus đã dẫn theo đại quân đi qua con đường này, dễ dàng vượt qua con hào tiến vào thành Babylon. Thậm chí cổng thành Babylon cũng không đóng. Vậy là nhà vua dễ dàng dẫn binh vào thành mà không hề gặp phải bất cứ sự phản kháng nào.

Sự lãnh đạo yếu kém của vua Babylon là Nabonidus cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thành phố Babylon bị sụp đổ. Thống đốc người Babylon của vùng Gutium là Ugbaru đã phản bội Nabonidus, gia nhập đội quân Ba Tư của vua Cyrus và được phong làm tướng tiên phong.

Babylon bị mất nhiều lãnh thổ quan trọng. Trước khi tấn công Babylon, ngày 10 tháng 10 năm 539 trước Công nguyên, Cyrus Đại Đế đã chiếm thành Sippar gần đó mà không tốn một binh một tốt. Bởi lẽ, thành Sippar đã đầu hàng, mở cổng cho quân Ba Tư vào thành.

Truyền thuyết và di sản

Mặc dù đã sụp đổ cách đây hàng nghìn năm, Babylon vẫn là một trong những thành phố cổ đại nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Nhiều truyền thuyết và câu chuyện về thành phố này vẫn tồn tại và được truyền lại từ đời này sang đời khác.

Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất liên quan đến Babylon là câu chuyện về Tòa Tháp Babel. Theo kinh Thánh, người dân Babylon đã xây dựng tòa tháp này như một niềm kiêu hãnh và tự cho rằng nó cao hơn cả thiên đàng. Tuy nhiên, Chúa đã phạt họ bằng cách khiến họ không thể hiểu được lời của nhau và tòa tháp đã không được hoàn thành.

Vào năm 2019, Babylon cũng được UNESCO công nhận là Di sản Thế Giới . Tuy nhiên, theo tổ chức này, Babylon đang đối mặt với nguy cơ tổn thương và cần các biện pháp bảo tồn khẩn cấp. Vì vậy, việc bảo tồn và bảo vệ di sản của thành phố này đang trở thành một vấn đề cấp thiết.

Trên đây là một số thông tin và sự kiện quan trọng trong lịch sử của thành phố Babylon. Từ một thành phố cảng nhỏ, Babylon đã trở thành trung tâm của một đế chế hùng mạnh và có vai trò quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phố này và hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.

Tài liệu tham khảo:

https://www.worldhistory.org/babylon/

TrendingTrang chủ