Sự tích chị Hằng Nga Việt Nam và Trung Quốc

Nguyễn Minh Khánh
tháng 1 20, 2024
Last Updated

Sự tích chị Hằng Nga một truyền thuyết đẹp và cảm động có ở Việt Nam đến Trung Quốc. Trong câu chuyện này, chúng ta sẽ khám phá câu chuyện về chị Hằng và tục bái nguyệt ngày tết Trung Thu. Câu chuyện này sẽ mang nhiều ý nghĩa và trải nghiệm thú vị cho bạn.

Sự tích chị Hằng Nga Việt Nam

Sự tích chị Hằng Nga


Ngày xửa ngày xưa, có một bác tiều phu làm nghề chặt tre kiếm sống qua ngày. Một ngày nọ, trong khi đang chặt tra, bác tiều phu đã phát hiện ra điều kỳ diệu. Có một gốc tre mà bác vừa chặt đội nhiên phát một vòng sáng. 

Khi bác tiều phu cúi xuống nhặt những đốt tre vừa chặt, ánh sáng huyền ảo bao quanh gốc tre lộ ra một cô bé tí hon đang nức nở. Mặc dù nhỏ bé, thế nhưng cô bé tí hon vô cùng xinh đẹp, gương mặt sáng tựa ánh trăng. Người đàn ông không nỡ bỏ rơi đứa bé và quyết định đưa về nuôi dưỡng, ông đặt tên cho cô bé là Hằng Nga.

Kể từ ngày đó, mỗi khi ông vào rừng, lạ kỳ thay, ông luôn tìm thấy những đồng vàng lấp lánh rơi rải khắp nơi.

Hằng Nga dần dà trở thành thiếu nữ đẹp ngỡ ngàng Nàng vẻ đẹp thánh khiết, làn da mịn màng như băng tuyết, đôi mắt sâu thẳm và đôi môi đỏ mọng. Đến tuổi mười sáu, không ngày nào trôi qua mà không có chàng trai nào đến đem muôn vàn món quà quý giá.cầu hôn nàng  Thế nhưng, Hằng Nga vẫn một mực từ chối tất cả.

Mỗi đêm, cô thường xuyên ngước nhìn mặt trăng với mái tóc buông lơi và giọt lệ lăn dài trên khuôn mặt xinh đẹp tuyệt trần. Khi được hỏi, Hằng Nga mới mở lòng kể rằng cô từng là tiên nữ trên trời, vì một sai lầm mà cô bị trừng phạt xuống hạ giới. Cô biết ơn người cha mẹ đã nuôi nấng mình, nhưng đến rằm tháng Tám, cô sẽ phải trở về cõi trăng. Nước mắt cô rơi vì nghĩ về sự chia ly sắp tới với người thân.

Tin tức về nguồn gốc thần tiên của Hằng Nga lan truyền khắp làng. Thế là, mọi người đều tìm cách cản trở việc cô bị đưa trở lại trời.

Ngày đó, đúng đêm trăng sáng rằm tháng Tám, một áng mây bí ẩn xuất hiện che phủ ngôi nhà của Hằng Nga. Những tiên nữ đã đến đưa cô lên chiếc kiệu hoa và đưa cô trở về với cõi trời. Mọi người trong làng đều ngỡ ngàng và đầy tiếc nuối. Trước khi rời đi, Hằng Nga hứa với cha mẹ nuôi:

Xin đừng buồn, Vào mỗi dịp rằm tháng Tám hàng năm, con sẽ quay về thăm 

Đúng như lời hứa, Hằng Nga đều quay trở lại thăm gia đình hàng năm vào dịp rằm tháng Tám.

Sự tích chị Hằng Nga - Trung Quốc

Ngày xửa ngày xưa, trên bầu trời hiện ra đến mười vị thái dương do 10 vị Kim Ô biến thành. Chúng tỏa sáng khắp nơi khiến đất đai cháy nắng, nước biển cạn kiệt, cuộc sống của nhân gian trở nên cực khổ vô cùng. 10 vị Kim Ô này vốn là con trai của Yêu Hoàng Đế Tuấn, Vì ham chơi nên 10 con Kim Ô đã lén xuống trần gian.

Đứng trước cảnh nhân gian chìm trong đau khổ, dũng sĩ Hậu Nghệ quyết định tiêu diệt Kim Ô để cứu dân lành. Hậu Nghệ đã leo lên đỉnh Côn Lôn, dùng cung thần bắn hạ chín vị thái dương. Ngài vẫn chừa lại một mặt trời vì thế gian vẫn cần có mặt trời chiếu sáng.

Thế là, Hậu Nghệ trở thành người hùng, được người đời ngợi ca và yêu mến. Sau đó, Hậu Nghệ kết hôn với một người con gái vừa đẹp người lại có tấm lòng nhân hậu tên là Hằng Nga. Anh vô cùng yêu quý vợ, dành phần lớn thời gian bên cạnh nàng. Đôi trai tài, gái sắc đó khiến cho bao người phải ngưỡng mộ. 

Một lần, khi Hậu Nghệ ghé thăm ngọn núi linh thiêng Côn Lôn, anh may mắn được Vương Mẫu Nương Nương tặng cho bí dược trường sinh. Thần dược này có thể giúp người uống vào sẽ trở thành bất tử và bay lên trời. Tuy nhiên, vì không muốn rời xa người bạn đời, Hậu Nghệ đã giao bảo vật này cho Hằng Nga cất giữ. Thế nhưng, Bồng Mông là kẻ có tâm địa xấu xa đã biết được bí mật này.

Những lúc rãnh rỗi, Hậu Nghệ còn thu nhận thêm đệ tử, dốc lòng dạy dỗ. Một ngày nọ, khi Hậu Nghệ đưa các đệ tử đi săn bắn, Bồng Mông giả bệnh để ở lại rồi lẻn vào nhà uy hiếp Hằng Nga phải đưa ra thần dược. Trong tình thế nguy cấp, Hằng Nga đành phải nuốt chửng viên thần dược, cảm nhận thân thể mình trở nên nhẹ bẫng, bay qua cửa sổ và lên tới tận mặt trăng, nơi gần nhất với thế giới loài người, biến thành tiên nữ.

Vào buổi tối hôm ấy, khi Hậu Nghệ trở về, anh thấy các nữ tỳ khóc lóc kể lại sự việc. Đau xót và phẫn nộ, anh rút kiếm đi tìm Bồng Mông. Thế nhưng, hắn ta đã trốn mất đi đâu không rõ. Trong lúc đau đớn, Hậu Nghệ ngước nhìn lên trăng và phát hiện bóng dáng quen thuộc của Hằng Nga. Anh lập tức ra lệnh cho người hầu đặt lễ vật tại khu vườn yêu thích của Hằng Nga. Anh hy vọng rằng Hằng Nga dù ở trên trời vẫn sẽ nhận ra tình cảm của mình.

Tin về việc Hằng Nga thành tiên và lên cung trăng lan truyền khắp nơi. Mọi người đã bắt đầu bày lễ vật dưới ánh trăng, cầu mong người tiên phụ nữ từng đầy lòng nhân ái này sẽ ban phúc lành và bình yên cho họ. Tập tục này sau đó trở thành nền tảng cho nghi thức "bái nguyệt" trong dịp Tết Trung Thu mà người dân vẫn thực hiện cho đến ngày nay.

>> Có thể bạn muốn biết thêm về câu chuyện khác về ngày Trung Thu. Xem Sự tích chú cuội cung trăng.

Trên đây là câu chuyện về sự tích chị Hằng Nga, một câu chuyện thú vị và giàu ý nghĩa trong văn hóa dân gian của Việt Nam và Trung Quốc. Qua câu chuyện này, chúng ta có thể rút ra những bài học quý giá về gia đình, tình yêu và trách nhiệm.

TrendingTrang chủ