Phong tục đưa ông Táo về trời vào 23 tháng chạp âm lịch đã trở thành nét đẹp trong văn hóa tâm linh Việt Nam. Tuy nhiên, sự tích ông công ông táo lại kể câu chuyện cảm động về 3 vị thần này. Hãy cùng chúng tôi theo dõi câu chuyện này sau đây.
Tóm tắt ngắn gọn
Truyền thuyết Ông Công Ông Táo bắt nguồn từ ba vị thần của tín ngưỡng cổ Trung Hoa là Thổ Địa, Thổ Công và Thổ Kỳ. Tuy nhiên, sự tích ông công ông Táo đã được Việt hoá thành truyền thuyết "hai ông một bà" là thần Nhà, Đất và bếp núc.
Mở đầu sự tích ông Công ông Táo về một cặp vợ chồng nghèo tên Trọng Cao và Thị Nhi cưới nhau đã lâu nhưng không có con nên thường cãi vã. Một hôm, Trọng Cao giận dữ la mắng vợ. Buồn bã và thất vọng, Thị Nhi bỏ nhà đi.
Sau đó cô yêu Phạm Lang và hai người kết hôn. Khi bình tĩnh lại, Trọng Cao hối hận liền đi tìm vợ. Hết tiền, anh ta đi xin ăn. Một ngày nọ, anh đến ăn xin ở nhà Thị Nhi.
Trọng Cao và Thị Nhi đã nhận ra nhau. Thị Nhi đem Trọng Cao vào nhà, thể hiện thái độ ân hận khi đã tái hôn với Phạm Lang. Khi Phạm Lang trở về, Thị Nhi giấu Trọng Cao vào đám cỏ khô. Nhưng Phạm Lang đốt đống cỏ cháy để làm phân bón, vô ý mà thiêu chết Trọng Cao.
Thị Nhi và Phạm Lang sau đó cũng nhảy vào lửa mà chết. Ngọc Hoàng thương xót đã cho họ làm Táo quân để trông nom việc bếp núc, nhà cửa, đất đai nơi nhân gian và ghi chép lại các hành động thiện, ác của con người.
Nội dung sự tích ông công ông táo
Xưa kia, có đôi vợ chồng nghèo khó tên Trọng Cao và Thị Nhi. Họ lấy nhau đã lâu nhưng không có con. Cùng chung sống trong cảnh vắng lặng tiếng trẻ thơ, nên không ít lần hai vợ chồng mâu thuẫn, cãi vã. Trong một lần nóng giận, Trọng Cao đã vô ý làm tổn thương người bạn đời của mình:
Tại sao chúng ta vẫn không có con! Tất cả là tại nàng, đàn bà mà không đẻ được.
Đau lòng và thất vọng, Thị Nhi đã quyết định bỏ nhà ra đi. Để rồi không lâu sau, trái tim cô rung động trước Phạm Lang và hai người quyết định nên duyên vợ chồng.
Khi cơn giận dịu xuống, Trọng Cao nhận ra lỗi lầm và bắt đầu hành trình tìm kiếm Thị Nhi. Trên đường đi, Trọng Cao hết sạch tiền, đành phải sống bằng nghề ăn xin. Trớ trêu thay, số phận đã đưa đẩy khi anh ta đến xin ăn ngay tại cửa nhà của Thị Nhi. Nhận ra nhau, Thị Nhi đã mời chồng cũ vào nhà. Trong lúc tâm sự, cô đã bày tỏ sự hối tiếc khi đã tái hôn với Phạm Lang.
Vào đúng lúc này, Phạm Lang trở về. Để tránh sự hiểu nhầm, Thị Nhi đã giấu Trọng Cao trong đống rơm ở vườn. Nhưng không may, Phạm Lang đã quyết định đốt đống rơm đó để lấy tro phân bón. Phạm Lang vẫn không hề hay biết việc Trọng Cao đang ẩn náu bên trong. Dù lửa cháy to, nhưng Trọng Cao không dám lộ mặt và cuối cùng chết cháy. Về phần Thị Nhi, khi nhận thấy sự việc, đã không ngần ngại nhảy vào lửa chết theo chồng. Không chịu được sự đau đớn, Phạm Lang cũng lao vào biển lửa, kết thúc cuộc đời mình.
Câu chuyện của họ đã được truyền đến Ngọc Hoàng. Với lòng nhân từ, ngài đã nhìn ra tình nghĩa sâu nặng giữa ba người. Ông quyết định phong cho họ vinh dự làm Táo quân, với nhiệm vụ giám sát và phù hộ các gia đình nhân gian. Trọng Cao được phong là Thổ Địa, người canh giữ ngôi nhà, với tước hiệu Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Phạm Lang được giao trọng trách trông coi công việc chợ búa, với tước hiệu Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Còn Thị Nhi được trao trọng trách trông coi việc bếp núc, với danh hiệu Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.
Từ đó về sau, họ được mọi người tôn kính như những vị thần đem lại tài lộc, phúc khí cho mỗi nhà, dựa trên từng việc làm theo đúng đạo lý của từng người. Vào dịp Tết ông Công ông Táo hàng năm, tức đúng ngày 23 tháng Chạp, ba vị Táo quân trên sẽ bay về trời để tâu với Ngọc Hoàng về những việc làm của con người trần gian. Từ đó, phong tục thờ cúng Táo quân ở nước ta hình thành.
Phong tục đưa ông Táo về trời
Phong tục tiễn ông Táo trở về trời là truyền thống lâu đời của người Việt Nam, diễn ra mỗi năm vào khoảng ngày 23 tháng Chạp theo lịch Âm. Phong tục này thể hiện nét đẹp của tín ngưỡng văn hoá Việt Nam, bày tỏ lòng biết ơn và tôn kính đối với ông Táo.
Tương truyền, ghi chép những hành động tốt và xấu của gia chủ trong năm. Đến ngày ông Táo về trời, ông sẽ báo cáo lại những hành động này của gia chủ lên thiên đình Trong ngày này, mọi người sẽ xây dựng bàn thờ, thắp nén nhang, đốt nến và thả cá chép trong chậu trước bàn thờ. Khi lễ cúng kết thúc, ông Táo được tiễn về trời bằng việc đốt tiền giấy vàng và bạc. Phong tục đưa ông Táo về trời không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn xuất hiện ở nhiều nước Á Đông như Trung Quốc.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về sự tích ông công ông Táo, mối tình hai ông một bà và nguyên nhân họ dược phong thần. Hy vọng bài viết hữu ích và chúc bạn có một cái Tết ấm cũng bên gia đình.