Thạch sùng là một loài bò sát nhỏ bé, thường thấy ở những ngôi nhà, trên những bức tường cũ kỹ. Tuy nhiên, sự tích thạch sùng lại kể cho chúng ta câu chuyện khác về loài này. Tóm tắt, kể lại sự tích thạch sùng và bài học ý nghĩa rút ra sẽ được chúng tôi gửi đến bạn đọc qua bài viết sau đây.
Tóm tắt sự tích con thạch sùng
Ngày xưa có một người đàn ông nghèo tên là Thạch Sùng sống cùng vợ trong cảnh khốn khó. Mặc dù vậy, Thạch Sung mưu lược rất có đầu óc kinh doanh. Một ngày nọ, Thạch Sùng đã nhận ra dấu hiệu trời sắp hạn hán. Vì vậy, hắn đã tiết kiệm tiền để mua tích trữ lúa gạo.
Đúng như dự đoán, hạn hán xảy ra, lương thực thiếu thốn trầm trọng. Thạch Sùng bắt đầu bán lúa kiếm lợi và trở thành phú ông giàu có. Sau đó, Thạch Sùng còn kết hợp với bọn cướp biển để buôn lậu. Quá giàu có, Thạch Sùng mua luôn một chức quan, xây dựng biệt phủ, sống trong xa hoa.
Một ngày nọ, có một gã họ Vương cũng nổi tiếng giàu có gặp gỡ Thạch Sùng trong một buổi tiệc. Cả hai cùng thi thố xem ai giàu có hơn. Người nào không có đồ vật mà người kia yêu sẽ thua cuộc và mất hết tài sản. Sau nhiều phen thi thố, một viên quan mách cho họ Vương thách rằng Thạch Sùng vẫn còn thiếu mẻ kho. Đây là một vật dụng thường xuất hiện trong những gia đình nghèo. Thạch Sùng tìm khắp nơi nhưng không tìm thấy.
Thua cuộc, Thạch Sùng mất hết tài sản, trở về cảnh nghèo khó như ban đầu. Cuối cùng, vì quá nuối tiếc quá khứ, Thạch Sùng biến thành con thạch sùng. Câu chuyện sự tích con thạch sùng nhắc nhở chúng ta dù giàu có đến đâu cũng không nên quên gốc gác và không nên tự mãn với những gì mình đang có.
Kể lại truyện cổ tích con thạch sùng
Ngày xưa, tại một vùng đất nghèo khó, có một cặp vợ chồng sống trong cảnh túng thiếu, người chồng tên Thạch Sùng. Họ lựa chọn sinh sống trong một túp lều nhỏ xập xệ bên lề chợ, dựa vào việc ăn xin để qua ngày.
Dẫu cuộc sống không mấy dễ dàng, Thạch Sùng lại sở hữu bộ óc làm ăn nhạy bén, luôn tràn đầy những ý tưởng và mưu mẹo trong kinh doanh.
Bất chấp hoàn cảnh khó khăn, cặp đôi đã tiết kiệm từng đồng, từng đồng, rồi âm thầm chôn giấu dưới nền nhà như một khoản đầu tư cho tương lai. Khoản tiền tích lũy dần dần tăng lên, nhưng họ vẫn giữ vẻ bề ngoài cơ cực để tiếp tục việc xin ăn.
Một hôm, trên đường về sau một ngày ăn xin, Thạch Sùng chứng kiến hai con trâu đang giao tranh dữ dội bên bờ sông. Nhận ra đây là điềm báo thời tiết xấu, ông liền đào tiền tiết kiệm lên và mua gạo tích trữ, chờ đợi thời cơ.
Không ngoài dự đoán, một trận lụt lớn đã ập đến vào tháng 8, gây thiệt hại nặng nề, nhấn chìm mùa màng, nhà cửa và vật nuôi. Cơn đói kịch liệt bắt đầu hoành hành khắp các vùng. Do mất mùa, gạo trở nên cực kỳ quý hiếm, giá gạo tăng vọt lên gấp mười, thậm chí gấp trăm lần, nhưng không ai có gạo để bán. Thạch Sùng và vợ, mặc dù đã tích trữ được lượng gạo lớn, nhưng không vội vàng bán ra ngay lập tức mà kiên nhẫn đợi đến khi người dân kiệt quệ vì đói mới bắt đầu bán gạo với giá cắt cổ. Khi đó, những gia đình giàu có thậm chí phải đổi vàng lấy gạo từ Thạch Sùng.
Sau thương vụ gạo thành công, Thạch Sùng trở nên giàu có, ông ta và vợ từ bỏ nghề xin ăn và bắt đầu cho vay nặng lãi. Chẳng bao lâu, Thạch Sùng trở thành một trong những người giàu có hàng đầu trong vùng.
Ông mua nhiều súc vật, đất đai, và bất động sản, giá trị của chúng không ngừng tăng lên theo năm tháng. Bên cạnh đó, Thạch Sùng còn tham gia vào nhiều hoạt động kinh doanh khác như hợp tác với băng nhóm cướp biển, giúp tiêu thụ hàng hóa mà không qua kiểm soát. Mười năm sau, Thạch Sùng đã trở thành một phú ông siêu giàu có, uy quyền, khiến những người khác trong vùng không thể sánh bằng.
Với sự giàu sang tột độ, Thạch Sùng dễ dàng mua chuộc được một chức quan. Không những thế, nhờ sự hào phóng với vua, ông ta còn được tặng chức quận công, một vị thế không ai có thể ngờ tới từ một người từng phải đi ăn xin.
Từ khi ấy, Thạch Sùng đã chuyển toàn thể họ hàng của mình đến kinh đô, ở trong biệt phủ. Thạch Sùng không tiếc tay chi tiền để xây dựng, biệt phủ ấy nguy nga và lộng lẫy không kém gì dinh thự của các vương gia quý tộc. Chưa dừng lại ở đó, Thạch Sùng còn chọn lựa một trăm cô hầu kiêm luôn vợ lẻ, mỗi người đều được khoác lên mình những tấm vải lụa cao cấp nhất.
Về phần Thạch Sùng và vợ, họ sống trong sự xa hoa, lãng phí đến mức trong cả đất nước này chỉ có hoàng đế là vượt trội hơn. Nhưng cũng có một người giàu có khác, tiền bạc và cũng nổi tiếng về sự xa hoa chẳng kém Thạch Sùng đó là Vương vốn là em trai của Hoàng Hậu. Một dịp, Thạch Sùng gặp Vương tại một bữa tiệc lớn có sự góp mặt của nhiều quý tộc. Và rồi, cả hai bắt đầu cuộc đọ sức khoe của xem ai giàu hơn. Vương tự hào nói:
Nhà tôi có cả trăm nô tỳ, mỗi người đều mặc vải lụa tốt nhất. Đến mỗi dịp năm mới, chúng tôi phải chuẩn bị cả kho vải chỉ để may trang phục cho họ.
Nô tỳ trong nhà tôi còn đông hơn nhà ngài, một ngày họ ăn hết gạo bằng cả một huyện.
Nhà tôi không dùng củi để nấu nướng, quá tầm thường, mà thay vào đó là đốt bằng đường.
Mùa đông giá lạnh, để sưởi ấm cho cả biệt phủ, tôi phải đốt vô số hòm nến mỗi ngày.
Hai người cãi nhau như thế này thì không thể xác định ai thắng ai thua. Sao không tổ chức một cuộc thi so của cải. Ngày mai, cả hai hãy trưng bày tất cả những gì có trong nhà ra để chúng tôi làm nhân chứng. Ai thua cuộc sẽ phải nộp mười thúng vàng cho người chiến thắng.
Tự tin vào khả năng chiến thắng của mình, cả hai đều đồng ý quyết đấu mà không chút do dự. Đến ngày hôm sau, cuộc thi diễn ra như kế hoạch. Các đại thần tham gia làm giám khảo. Hai bên đều phải ký kết giấy giao ước để phòng những tranh chấp sau này. Hoàng hậu lo lắng cho em trai mình có thể sẽ không thắng cuộc trước sự giàu có của Thạch Sùng, bà đã phái một quan lại thông minh đến giúp sức.
Vương mở màn bằng việc trưng ra một kho toàn là lụa quý. Thạch Sùng không chờ đợi, liền ra lệnh cho người của mình mang gấm ra trang trí khắp phủ..
Không chịu kém cạnh, Vương cho người tháo hết ngói, thay thế bằng những tấm thủy tinh, khiến cho dinh thự trở nên lấp lánh vô cùng.Thạch Sùng vẫn giữ phong độ, anh ta cho thợ chạm khắc mang ngọc thạch ra lát đầy sân phủ của mình. Mọi người đều trầm trồ khen ngợi sự giàu có của Thạch Sùng.
Nhà ngài có san hô không?
Tôi đoán là nhà ngươi không thể có được một chiếc sừng tê giác.
Thạch Sùng tự tin mỉm cười, sai người đem ra một bộ đồ trà làm từ sừng tê giác, trang trí bằng các loại ngọc quý. Trận so tài giữa hai bên vẫn chưa ngã ngũ. Tiếp đó, Thạch Sùng khoe về con ngựa thiên lý mã của mình, được mua từ xứ sở thiên trúc, có khả năng ngày đi nghìn dặm.
Quần chúng xúm lại, trầm trồ không ngớt lời ca ngợi khi nhìn thấy chiếc ngựa quý hiếm. Ngược lại, họ Vương lại dẫn mọi người đến vườn nhà mình để chiêm ngưỡng một con hươu độc đáo với hai đầu.
Trong khi đó, Thạch Sùng đột nhiên trở nên im lặng, khiến không ít người xung quanh bàn tán. Thế nhưng, Thạch Sùng bất ngờ lấy ra một viên ngọc quý từ trong người và tuyên bố:
Viên ngọc của ta này, khi trời nóng mang lại cảm giác mát mẻ, còn khi đông về thì ấm áp vô cùng. Ta dám khẳng định, trên đời này chỉ có một không hai.
Lời tuyên bố khiến họ Vương tái mặt. Hắn lập tức ra lệnh cho người vào cung mượn viên ngọc như ý của Hoàng hậu để đối đầu với viên ngọc của Thạch Sùng. Lúc này, họ Vương đã rơi vào thế bí, chỉ cần Thạch Sùng tiếp tục đưa ra một vật quý khác thì hắn chắc chắn sẽ thất thủ.
Một viên quan gian trá thì thầm vào tai tên họ Vương hắn một kế sách thâm độc. Nghe xong, họ Vương quay sang thách thức Thạch Sùng:
Ta cá là dù nhà ngươi giàu có đến mấy cũng sẽ thiếu một thứ.
Nhà ta chẳng thiếu thứ gì cả, nếu ngươi chỉ ra được thứ mà ta không có, không những ta sẽ mất mười thùng vàng mà ta còn sẵn lòng đặt cả gia sản của mình vào cuộc chơi. Nhưng nếu như ta có thứ đó, ngươi cũng sẽ phải trao cho ta toàn bộ tài sản của mình.
Ta tin chắc là nhà ngươi vẫn còn thiếu một cái mẻ kho.
Lời này khiến sắc mặt Thạch Sùng trắng bệch, bởi mẻ kho từng là thứ hắn quá hiểu rõ. Đó là vật dụng của ngày khốn khó, thời hắn còn lang thang kiếm sống bằng nghề ăn mày. Giờ đây, khi đã giàu có, hắn đã bỏ quên nó từ lâu. Hắn bảo người hầu tìm kiếm khắp nơi, nhưng bất thành vì những đồ vật trong nhà hắn ít ra cũng làm từ bạc hoặc đồng thau.
Trận so tài kết thúc với chiến thắng thuộc về họ Vương. Thạch Sùng không ngờ mình lại thất bại đau đớn như vậy, thua vì chính thứ đã từng gắn bó với mình. Ông đau khổ nhìn tài sản, người hầu của mình trở thành của nhà họ Vương.
Mất tất cả, Thạch Sùng đành sống trong một túp lều xiêu vẹo. Ông nuối tiếc cho cơ nghiệp đã mất, rồi qua đời, hóa thành con Thạch Sùng. Loài này vẫn thường nghe thấy tiếng kêu "Thạch Thạch" như một lời nhắc nhở về quá khứ. Đến nay, người ta vẫn nhắc đến câu "Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho" như một lời nhắc nhở về việc dù có giàu có đến đâu cũng không nên quên gốc rễ của mình.
Bài học ý nghĩa rút ra từ sự tích con thạch sùng
Câu chuyện sự tích thạch sùng muốn nhắn nhủ điều sau:
- Dù có giàu có đến đâu, chúng ta vẫn không nên quên đi những ngày tháng khốn khó của mình, tránh xa bẫy tự mãn, kiêu ngạo.
- Những khoảnh khắc khó khăn là bài học quý giúp chúng ta vững bước trên đường đời sau này.
- Chúng ta luôn phải biết khiêm tốn, học hỏi dù đã giàu có, tránh vì thành công mà quên đi những khoảng thời gian từng cơ cực.