Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc đến Pháp, mở ra trang sử huy hoàng mới cho cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Dựa theo chương trình lịch sử lớp 9, chúng ta sẽ học về Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917 - 1923) qua bài viết sau đây.
Tóm tắt nội dung bài giảng
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (18 - 6 - 1919), Hội nghị Véc-xai họp để chia lại thị trường thế giới. Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt những người Việt yêu nước đưa tới hội nghị Yêu sách của nhân dân An Nam nhưng không được chấp nhận.
Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần 1 "Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lê-nin, từ đó tin theo Lê-nin, đứng về Quốc tế thứ ba.
Trong Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Năm 1921, ông sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin đến các dân tộc thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc viết bài cho nhiều tờ báo, sáng lập tờ báo "Người Cùng Khổ".
Ông viết cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp" để vạch trần chính sách của thực dân. Dù Nhà cầm quyền Pháp ngăn cấm nhưng sách báo vẫn bí mật chuyển về Việt Nam.
Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước ?
Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có những điểm khác biệt so với những người đi trước, bởi vì Nguyễn Ái Quốc không dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để đạt được độc lập, mà phải dựa vào sức mạnh của dân tộc. Nguyễn Ái Quốc đã sang phương Tây để tìm con đường cứu nước. Đó là nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, lòng nhân ái, có sự phát triển về khoa học kĩ thuật và văn minh.
Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu và áp dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam, và quyết định con đường cứu nước theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga.
Giai đoạn hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp (1917 - 1923) đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Người.Mong rằng các bạn đã hiểu bài nguyễn ái quốc ở pháp (1917 - 1923) , đừng quên giúp chúng tôi chia sẻ bài học này nhé!
>> Xem lại bài học trước: Phong trào công nhân (1919 - 1925).
>> Xem bài học tiếp theo: Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô.
Tài liệu tham khảo:
- Sgk Lịch sử lớp 9, 02-2018/CXBIPH/356-932/GD