Người Việt Nam thường hay nhắc đến thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Vậy, Tại sao gọi là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ? Dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.
Tại sao gọi là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ?
Người Việt Nam thường gọi là thực dân Pháp vì Pháp đã thiết lập các thuộc địa và xứ bảo hộ tại Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, theo đúng định nghĩa của chủ nghĩa thực dân. Họ đã cai trị Việt Nam thông qua việc thiết lập hệ thống hành chính và khai thác tài nguyên, cũng như áp đặt văn hóa và giáo dục Pháp.
Về phần tên gọi đế quốc Mỹ, cụm từ này thường được sử dụng để mô tả sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam (1955-1975). Mỹ không thiết lập thuộc địa tại Việt Nam như Pháp. Thế nhưng, Mỹ có ảnh hưởng đã can thiệp về mặt quân sự và chính trị, phản ánh đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc.
Giải thích chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc
Chủ nghĩa thực dân áp dụng chính sách sử dụng vũ lực để thiết lập và duy trì sự thống trị của một quốc gia đối với một quốc gia khác. Các quốc gia xâm lược (mẫu quốc) có thể tuyên bố chủ quyền và bổ nhiệm toàn quyền cai trị các vùng lãnh thổ thuộc địa. Mục đích chủ yếu của chủ nghĩa thực dân là tạo nguồn đầu ra cho các sản phẩm nội địa, đồng thời thu thập nguyên liệu và hàng hóa giá rẻ từ các vùng thuộc địa.
Khác với chủ nghĩa thực dân, Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng của một quốc gia mạnh hơn đối với các quốc gia nhỏ hơn. Đế quốc có thể kiểm soát trực tiếp bằng chính trị hoặc gián tiếp thông qua ảnh hưởng kinh tế mà không cần phải xâm chiếm lãnh thổ nước đó. Mục đích chủ yếu của chủ nghĩa đế quốc là mở rộng quyền kiểm soát và ảnh hưởng của mình.